Việc ông Trump chiến thắng trong cuộc chạy đua vào nhà trắng thực ra không phải là điều khó hiểu.
1) Lịch sử nước Mỹ chỉ có hai lần khi một đảng cầm quyền kéo dài tới ba nhiệm kỳ tổng thống : trường hợp của Franklin D. Roosevelt và sau này là Ronald Reagan (8 năm) kế tiếp bởi người phó của ông. Tổng Thống Roosevelt người đưa được nước Mỹ thoát thời kỳ Đại Suy Thoái (Great Depression) và đang trên đà thắng lợi trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Reagan cũng để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người Mỹ đến nỗi họ chấp nhận thêm bốn năm dưới sự cầm quyền của Bush (cha, Cộng Hoà). Cả hai vị tổng thống trên (Roosevelt , Reagan) đều chiếm được địa vị ưa thích đối với cử tri toàn quốc (không phân biệt xu hướng chính trị).
2) Những tổng thống còn lại đều chỉ kéo dài hai nhiệm kỳ hiến định, sau đó phải nhượng quyền lãnh đạo cho đảng đối lập bởi vì hầu hết chẳng để lại dấu ấn gì . Bill Clinton, vị tổng thống được cho là đem công ăn việc làm cộng với kinh tế tốt đẹp trong thời gian cầm quyển nhưng (có thể) những bê bối về đời tư khiến cử tri Mỹ thất vọng, hoặc quá chán ngán, không đủ thành tích dọn đường cho vị tổng thống kế tiếp cùng đảng . Chính nhờ đó Bush (con) đã có thể ngồi vào Nhà Trắng .
Cũng như những vị tiền nhiệm Bush chẳng làm gì tạo tiếng tăm hoặc dấu ấn đặc sắc ngoại trừ cuộc chiến tranh Iraq đầy tốn kém dựa trên dữ kiện được chứng minh hoàn toàn không đúng sự thực (việc chính quyền Iraq sở hữu WMD) . Đó là lý do tại sao Obama người da đen đầu tiên trở thành vị tổng thống thứ bốn mươi bốn của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
3) Giữa Obama và Donald Trump có vài điểm tương đồng thú vị : Obama không có thành tích chính trị nào đáng kể ngoại trừ thời gian hoạt động cộng đồng . Trước đó ông chỉ là giáo sư luật ở Harvard . Thời kỳ làm thượng nghị sĩ chỉ kéo dài trong hai năm . Vậy mà ông lần lượt đánh bại tất cả các ứng cử viên Dân Chủ khác kể cả bà Hillary Clinton với bề dày kinh nghiệm để cuối cùng dành chiếc vé duy nhất, đối đầu John Mc Cain một ứng viên nặng ký từng là anh hùng quân đội, lão luyện trong Thượng Viện một thời gian dài. Obama đắc cử tổng thống bởi vì nguyện vọng của đại đa số cử tri khao khát một sự đổi mới . Họ quá mệt mỏi và chán ngán sau tám năm dưới quyền lãnh đạo của một tổng thống như Bush.
Donald Trump cũng vậy . Ông không sở hữu bất cứ kinh nghiệm nào về chính trị kể cả một chức vụ dân cử . Ngoại trừ vấn đề kinh doanh , ông chỉ là tay mơ ở lãnh vực này khiến có những phát biểu không tế nhị trong tầm nhìn của các chính trị gia chuyên nghiệp . Dù vậy một người Mỹ bình thường sẽ cảm thấy như ông thuộc về phe của mình bởi vì đó là những ý tưởng họ vẫn thường quan tâm sâu sắc . Chẳng hạn việc “ xây tường để ngăn cản bọn tội phạm từ nước láng giềng “ (chưa chắc Trump sẽ làm được). Chẳng hạn “Không cho phép nhập cư di dân chiến tranh Hồi Giáo chừng nào mà nền an ninh của nước Mỹ vẫn còn bị đe dọa ” (chỉ vài ngày sau khi sự việc xảy ra tại San Bernadino làm chết hàng chục người Mỹ).
Dù không nói ra đa số người Mỹ đồng ý bởi vì cho tới nay vẫn chưa có một phương tiện máy móc nào bảo đảm rằng tất cả những di dân trên đều là những người Hồi Giáo tốt và sẽ không ảnh hưởng gì tới nền an ninh và tính mạng của dân chúng . Đại đa số thầm lặng coi sự cho phép nhập cư hàng loạt của chính phủ Obama là tự sát và không khôn ngoan.
4) Dựa trên nguyên tắc , bà Hillary chắc chắn phải biết sau thời gian cầm quyền của Obama, một tổng thống Dân Chủ khác sẽ là điều không tưởng, ngoại trừ vị tiền nhiệm phải để lại một legacy gì đó thật xuất sắc cỡ như Roosevelt hoặc Reagan . Nhưng nếu biết tại sao bà vẫn tranh cử ? bởi vì đây là có hội cuối cùng sau khi đã chờ một thời gian dài đến tám năm . Bà biết mình sẽ không còn cơ hội nào nữa nếu đợi thêm đến 2020 lúc đã trên bảy mươi tuổi . Biết đâu may mắn vẫn có thể mỉm cười với bà , hơn nữa dựa trên những thăm dò dư luận thành phần dân chúng ủng hộ bà vẫn rất cao . Kể cả bà đã có thể đánh bại ứng cử viên Bernie Sanders . Chắc bà đâu biết rằng đa số cuộc thăm dò dư luận được thực hiện ở những nơi đã không phản hồi sự trung thực đáng tin cậy bởi vì tổng lực cử tri đủ sức mạnh làm nghiêng cán cân nằm ngoài các khu hoạch định đó.
5) Phần khác nhiều cuộc thăm dò thực hiện bởi hệ thống truyền thông có khuynh hướng thân Dân Chủ. Họ luôn đưa ra những con số thiếu xác thực nhưng có lợi cho “ bồ tèo “. Lấy một thí dụ : trên CNN tỷ lệ phần trăm cử tri thiên về bà Clinton luôn luôn cao hơn ông Trump kể cả vào những ngày cuối cùng . Theo CNN ông Trump không có cách nào để chiến thắng được . Ngoài những tuyên bố xem ra chẳng cân nhắc gì , phe thân Dân Chủ đã tung những câu chuyện bê bối của ông Trump với nữ giới (từ cách nói năng đến những hành động sàm sỡ) tưởng chừng có thể phá nát thanh danh của một ứng cử viên tổng thống. Tuy nhiên họ lầm lẫn vì đánh giá quá thấp .
6) Nếu những tuyên bố của Trump không được đa số người Mỹ ủng hộ ông đã không thể đánh bại các ứng cử viên cùng đảng có thành tích nổi bật và dày cộm như Jeb Bush, hoặc John Kasich để đại diện cho Cộng Hoà. Nếu cử tri Mỹ không bằng lòng Trump thì với số tiền tranh cử bỏ ra (khoảng trên dưới 60 triệu) ông không thể địch nỗi một đối thủ được tài trợ đến gấp mấy lần từ các tỷ phú (cỡ George Soros). Trước kia cũng đã có tỷ phú Perots từng ra tranh cử nhưng ông này bị đánh bại thê thảm.
7) Gần đến ngày bầu cử, Dân Chủ dồn mọi nỗ lực để quyết dành chiến thắng cho “ gà nhà “. Cả vợ chồng tổng thống tại chức – thay vì dành thì giờ lo cho quốc dân – đã đầu tư sức lực để tranh đấu cho Hillary (có người cho rằng nếu hai con gái của họ đủ tuổi chắc rồi cũng gia nhập cha mẹ để lên đường cổ võ bà Clinton). Các tài phiệt, tỷ phú thì đổ tiền, dàn ca nhạc sĩ danh tiếng thì tổ chức những buổi đại nhạc hội (tên tuổi vang dội như Jon Bon Jovi, Jay Z, Bruce Springstein) . Thậm chí danh ca Chez còn tuyên bố sẽ di chuyển lên sao Hỏa trường hợp Trump đắc cử. Bây giờ thì không biết Chez đang ở đâu ?
8) Trong khi toàn bộ Dân Chủ đoàn kết và ra sức cổ động kể cả Bernie Sanders kêu gọi những kẻ ủng hộ mình hãy dồn phiếu cho ứng cử viên Dân Chủ (dù trước đó ở sơ bộ ông đã vạch không biết bao nhiêu khuyết điểm của Clinton) , thì Donald Trump phải đối diện với sự chia rẽ trầm trọng : các lãnh tụ Cộng Hoà lần lượt bỏ rơi ông, không ai muốn dính dáng gì tới ứng cử viên chính thức của đảng bởi họ sợ (cho chính thanh danh mình). Cựu tổng thống Bush (cha) tiết lộ là có thể ông sẽ bầu cho Dân Chủ, cựu ngoại trưởng Colin Powell ủng hộ bà Clinton …. chỉ kể một vài tên. Điều may mắn cho Trump : ông vẫn còn sự ủng hộ mạnh mẽ từ đảng viên Cộng Hòa. Đây là những người dân bình thường nhưng chính lá phiếu của họ chứ không ai khác sẽ quyết định cán cân nghiêng về phía nào.
9) Những người này rất bất mãn về sự “ đem con bỏ chợ “ của các lãnh tụ đảng. Càng bất mãn họ càng quyết tâm và cố gắng hết sức để đưa được Trump đến chiến thắng bằng cách nổ lực vận động, nhiệt tình hơn và lôi kéo nhiều người hơn đến phòng phiếu (dựa trên tỷ lệ Cộng Hòa đi bầu rất cao so với năm 2012). Họ cũng đã bỏ nhiều công sức để vận động những người vẫn còn lừng khừng hoặc không muốn đi bầu hoặc chưa ngã ngũ sẽ bầu cho ai. Không có những đại nhạc hội quy tụ nhiều tên tuổi, không có sự hậu thuẫn lớn từ đảng viên cao cấp thậm chí kém cả về tiền đầu tư tranh cử nhưng nhờ vào những người dân bình thường quyết tâm làm một cuộc thay đổi cho nền chính trị phe phái ông Trump trở thành vị tổng thống thứ bốn mươi lăm của Hoa Kỳ
10) Có thể Obama đã hoang tưởng vì nghĩ rằng sau tám năm cầm quyền ông vẫn còn đủ sức lôi kéo cử tri bầu cho Clinton. Sự đắc cử của Trump hy vọng sẽ làm vị tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ thức tỉnh. Có thể Obama không nhận ra nhưng đối với đại đa số người Mỹ (dù là trắng đen hay vàng đỏ) đều cau mày khi thấy vị tổng thống của mình cúi rạp người trước một quốc vương Á Rập trong nhiệm kỳ đầu và bị làm nhục ở nước ngoài vào nhiệm kỳ hai (đến VN không kèn không trống vào ban đêm, bị China từ chối trãi thảm đỏ tiep rước phải rời phi cơ bằng cửa sau, bị tổng thống đồng minh Philippines chửi tục). Nước Mỹ dưới thời Obama bị coi là mềm yếu trong các chính sách về đối ngoại điều mà hầu hết người Mỹ rất khó chịu. Và nỗi uất ức đó được thể hiện qua lá phiếu. Cả vợ chồng Obama, cả những tỷ phú ủng hộ, cả ca nhạc sĩ danh tiếng và nếu có một tập đoàn siêu quyền lực chuyên đứng đằng sau hậu trường để “ chọn “ dùm tổng thống cho dân Mỹ đều lãnh lấy thất bại.
11) Một vài tác giả tin rằng có bàn tay can thiệp của Thượng Đế. Đúng hay sai không ai biết, nhưng rõ ràng chủ trương của ba Hillary ủng hộ sự phá thai kể cả gần đến kỳ sinh nở. Dù biện hộ cách nào ai cũng biết bào thai thực sự là một con người . Cho phép phá thai là cho phép giết người và chính quyền nào hậu thuẫn một ứng cử viên như vậy đã không lường trước được phản ứng của cử tri Mỹ. Chính quyền Obama từng bị lên án dùng tiến đóng thuế của người dân để hỗ trợ cho các tổ chức phá thai . Đó có thề là một trong những lý do người Mỹ bình thường dồn phiếu cho Trump vốn chủ trương chống lại .
Sự thắng cử của Trump là một choáng váng đối với người ủng hộ bà Clinton. Họ cho rằng ứng cử viên Dân Chủ đã có nhiều phiếu bầu (popular votes) hơn . Nếu thế tại sao không ai phàn nàn về lần chạy đua năm 2008 trong đó ứng cử viên đảng Cộng Hoà cũng ở trong trường hợp tương tự ? không ai dè bĩu Obama chỉ dành được đại đa số phiếu cử tri đoàn nhưng lại thua về lượng phiếu bầu của người dân?
13) Bởi vì tất cả sự đầu tư về tiền bạc sức lực quá lớn cho bà Clinton đổ hết xuống sông xuống biển, việc những cuộc biểu tình nổ ra trên toàn quốc nhằm chống lại ông Trump có thể hiểu được. Điều không hiểu được là mặc dù ông Trump tỏ dấu chỉ muốn đoàn kết trong bài diễn văn chiến thắng, tất cả chức sắc Dân Chủ – kể cả vợ chồng tổng thống tại chức Obama- đã không có bất cứ động thái gì nhằm làm dịu lại tình hình. Donald trump đã thắng cử một cách chính đáng qua lá phiếu của người dân. Dù bằng lòng hay không vẫn phải chấp nhận thực tế (như đã xảy ra khi Obama đắc cử). Đáng lẽ lúc này là lúc cần phải dẹp bỏ mọi thứ để đoàn kết theo vị lãnh đạo mới . Không loại trừ bàn tay của những nhân vật đã đầu tư (quá nhiều) vào cuộc vận động cho bà Clinton đứng đằng sau lưng các cuộc biểu tình
“…Việc Donald Trump đắc cử tổng thống không khác gì một bi kịch đối với nền cộng hòa Mỹ, một bi kịch đối với hiến pháp Mỹ, và một chiến thắng đối với các lực lượng, trong nước và ngoài nước, của chủ nghĩa bản địa bài ngoại, chủ nghĩa chuyên chế, sự kỳ thị nữ giới, và phân biệt chủng tộc. Chiến thắng chấn động của Trump, việc ông leo lên ghế tổng thống, là một sự kiện đáng thất vọng trong lịch sử nước Mỹ và nền dân chủ tự do…”. (David Remnick, “An American Tragedy,” The New Yorker, November 9, 2016.)
Như vậy (theo tác giả), 297 phiếu cử tri đoàn trên toàn quốc Mỹ đưa Trump lên làm tổng thống là một hành động tuyệt đối sai lầm ? tác giả (cố tình) ngây thơ không hiểu đó là tiếng nói của đại chúng mà tất cả mọi siêu quyền lực kể cả Obama và vợ, kể cả Jay Z, Jon Bon Jovie , Chez …. đã không thể thay đổi được?
“…Ngày 20 tháng 1 năm 2017, chúng ta sẽ chia tay vị tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên—một con người của liêm chính, phẩm giá, và tinh thần hào sảng—và chứng kiến lễ nhậm chức của một con người giả dối đã không làm gì nhiều để cự tuyệt sự ủng hộ của các lực lượng bài ngoại và thượng tôn da trắng. Không thể nào phản ứng lại thời khắc này với bất cứ điều gì khác ngoài sự ghê tởm và lo lắng sâu sắc….” (David Remnick, “An American Tragedy,” The New Yorker, November 9, 2016.)
Thật sao ? nếu tác giả viết đúng Donald Trump không cách nào trở thành vị Tổng Thống thứ 45th!! Và chắc chắn những người “ mê “ Obama sẽ đổ xô tới phòng phiếu để bầu cho Hillary!! Còn vụ Obamacare premium sẽ tăng ít nhất 20% trong năm tới thì sao ? (Thằng cha này (David Remnick) sẽ là người đầu tiên xin hôn đít Trump để kiếm một việc làm trong nội các mớI, hóa ra tác giả Mỹ cũng viết những điều thối hoắc!!)
14) Bởi vì sự thất bại của đảng Dân Chủ quá khủng khiếp đến nỗi họ không tiếc lời than van rên rĩ và bài bác do đó Ông Trump cần phải khôn khéo, người ta chỉ mong chờ một phản ứng nhỏ của ông để làm lan rộng sự chống đối. Người ta biết ông trực tính và không chịu được những kẻ chống đối mình. Ông cũng có thành tích tuyên bố không suy nghĩ và họ đang giăng bẫy chờ đợi
Cứ im lặng, rồi mọi chuyện sẽ lắng đọng lại tỷ như một cú đấm vào hư không. (Lấy nhu thắng cương) nếu chẳng thấy phản ứng gì từ ông người ta sẽ không còn cơ hội để khích động, hơn nữa lúc này ông chưa chính thức cầm quyền, không cần phải phản ứng một cách không cần thiết. Nhớ một điều : kinh nghiệm chính trị theo kiểu political correctness của ông là con số không đừng dùng nó để đối đầu với một đám đông giận dữ .
15) Cũng không khó đoán đường đi nước bước trong nhiệm kỳ của vị tân tổng thống. Trong bài diễn văn chiến thắng ông đã ngậm ngùi tưởng nhớ , cảm ơn song sinh của mình và xác nhận đã học hỏi rất nhiều từ họ . Điều đó chứng tỏ ông là con người tình cảm. Nhiều dân Mỹ gốc Á cho rằng ông Trump sở hữu một cái miệng quá xấu nhưng thực ra ông rất cần cái miệng như vậy để có thể địch lại cỡ đối thủ cực kỳ đáng nể là bà Hillary. Ông cũng cần nó để dằn mặt lãnh đạo ngoại quốc rằng ông không phải dễ bị giởn mặt. Tốt nhất họ nên tránh điều đó nếu không muốn thảm họa đổ xuống cho đất nước và dân chúng của mình. Chẳng cần chiến tranh nhưng một nhà kinh doanh thành công như Trump thì việc trừng phạt đích đáng bằng đòn kinh tế tài chính là khả dĩ thực hiện.
16) Một vài việc (có thể) sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới:
- Trump sẽ không điều tra hay truy tố bà Clinton (như ông đã đe dọa)
- Trump sẽ không xây dựng bức tường ngăn cách (nhưng sẽ điều đình với Mexico kể cả đề nghị giúp đỡ mọi phương tiện để giảm bớt sự nhập cư bất hợp pháp) .
- Trump sẽ trục xuất (nhưng không phải toàn bộ) những người bất hợp lệ đang sinh sống ở Mỹ. Tuy nhiên ông sẽ tăng tốc quá trình chọn lọc di dân hợp pháp theo luật
- Trump sẽ chấp nhận rất hạn chế nạn nhân chiến cuộc từ các quốc gia Hồi Giáo nhưng được lọc lừa chặt chẽ và kỹ càng hơn
- Việc chấp nhận giữ lại những phần tốt trong chương trình Obamacare cho thấy Trump không phải là người theo chủ nghĩa cực đoan
- Dĩ nhiên và cũng đừng trông mong rằng Trump sẽ thực hiện tất cả những gì ông đã hứa hẹn thời gian tranh cử (chẳng có vị tiền nhiệm nào làm được điều đó) nhưng chỉ cần ông chú tâm lắng nghe nhu cầu của dân chúng và cương quyết thực hiện để đem công ăn việc làm cho mọi người và “ Make America Great Again “ ông sẽ đi vào lịch sử như một vị tổng thống huyền thoại
- Trump sẽ đoàn kết mọi người như ông đã đề cập trong bài diễn văn chiến thắng . Người ta cũng có thể tin vào điều này khi ông tỏ thái độ thân thiện trong cuộc gặp mặt với tổng thống tại chức, cũng như những lời nói ngưỡng mộ đối với ứng cử viên Hillary Clinton.
- Obama từng chê Trump không thể trở thành tổng thống. Việc gì cũng phải học, Trump thông minh và hơn hẳn Obama kinh nghiệm lãnh đạo trong thương trường sẽ chứng minh Obama hoang tưởng.
17) Nhiều người tỏ ra bi quan thậm chí nại tới những lời tiên tri ảm đạm từ Nostradamus hoặc bà thầy bói mù Vanga . Câu hỏi được đặt ra là : Những người đang sống trong thời đại bây giờ và có đôi mắt 20/20 lại không thể nhận ra chính tương lai của mình hoặc con cái hay sao mà phải nhờ cậy tới những ông bà thầy bói, tiên tri ? họ là ai và quyền lực như thế nào mà dám biết được chương trình của Thượng Đế ?
18) Sự thất bại của bà Hillary rõ ràng là do sự mất tín nhiệm trong quá trình cầm quyền của ông Obama. Việc email , Benghazi, điều tra của FBI thực ra chỉ là những dấu cộng thêm .
Mới đây bà Hillary cho rằng FBI tung tin điều tra email của cựu dân biểu Anthony Weiner đã ảnh hưởng rất xấu . Thực ra nó có lợi nhiều hơn khi giám đốc FBI tuyên bố không có gì phạm pháp về bà Hillary liền sau đó. Nó làm cử tri Dân chủ và người ủng hộ bà yên tâm thêm trên đường đi tới phòng đầu phiếu. Tuy nhiên đối với những người quyết tâm bầu cho ông Trump thì chuyện đó chẳng ảnh hưởng gì cả .
19) Những người tham gia biểu tình phần lớn trong lứa tuổi đi học. Rồi họ phải trở lại trường lớp, hãng xưởng, sinh hoạt thường ngày sau khi đã xả xong sự tức tối. Rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đấy như trước ngày bầu cử.
Quan trọng lúc này là Trump đừng đổ thêm dầu vào lửa bởi những tuyên bố bốc đồng rất ” Trump ” của ông !!
15/11/2016
nguoiviettudo
nguoiviettudo
J'ai adoré le poste, le lien avec vous sur mon blog Comment
ReplyDeleteFaire www.commefaire.blogspot.com