Một
đôi lần xem lướt qua mấy chương trình thi hát ở trong nước phát sóng
trên một đài truyền hình ở đây, ngoài cảm tưởng khó chịu khi nghe các
giám khảo “rặn” mãi mới ra được vài ba câu rỗng tuếch để phê bình các
giọng hát dự thi, tôi cũng thấy được một điều lâu nay không để ý.
Mà
cũng có thể nhiều người khác cũng đã thấy điều ấy. Đó là vài thí sinh
dự thi đã đem những ca khúc bằng tiếng Anh ra trình bày. Cả rock lẫn hip
hop, luôn cả rap nữa. Các ca khúc này có thể do chính các thí sinh hay
do các nhạc sĩ trong nước sáng tác, cũng có vài bài hát nổi tiếng của
ngoại quốc.
Nhạc
Mỹ, nhạc Anh được trình bày thoải mái. Vài giọng hát trong nước ra hải
ngoại cũng hát được rất hay các ca khúc của Carpenters, của ABBA...
Nhưng
hoàn toàn không thấy bất cứ một bài hát nào xuất xứ từ đất nước của ông
Putin cả. Ra nước ngoài không hát những thứ nhạc ấy là chuyện dễ hiểu.
Nhưng ở trong nước hình như cũng không thấy ca sĩ nào hát những bản nhạc
Nga.
Có
thể giải thích chuyện không thấy một bản nhạc Nga nào được đem trình
diễn mà chỉ có nhạc Anh và Mỹ được hát lên là vì những thứ nhạc này trẻ
trung hơn, gần với tuổi trẻ hơn. Có thể đúng và có thể không vì chắc
chắn tuổi trẻ ở Nga cũng phải có nhạc của họ chứ. Thế thì tại sao? Hay
vì tiếng Nga không hay bằng tiếng Anh? Không hẳn là như thế. Nước Nga
cũng có một nền văn học rất đẹp. Các tác phẩm văn chương nổi tiếng của
Nga được đọc ở khắp nơi trên thế giới. Tolstoy, Dostovsky... vân vân.
Thế
thì tại sao tiếng Nga lại bị chê như thế? Trong hơn nửa thế kỷ qua,
quốc gia tạo được nhiều ảnh hưởng nhất tại Việt Nam về đủ mọi lãnh vực
chắc chắn phải là nước Nga. Nhưng ngày nay, có được bao nhiêu người nói
và viết thông thạo tiếng Nga? Nhất định là không nhiều lắm. Ngoại trừ
một số rất ít được cho học hành tử tế để làm công việc nghiên cứu và
dịch thuật, ở Việt Nam có rất ít người nói giỏi tiếng Nga. Đó là những
thành phần lớn tuổi và có học. Không thể kể những thành phần đi lao động
làm phu phen, buôn lậu, bán chợ trời ở Nga hiện nay.
Tuổi
trẻ đổ xô đi học các ngoại ngữ khác hơn là tiếng Nga. Luôn cả những thứ
tiếng khác như tiếng Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp ... ngôn ngữ của những
nước từng một thời thân thiết và gần gũi với Việt Nam cũng không còn có
được nhiều người học. Con số người tìm học tiếng Anh là con số đông đảo
nhất. Rồi sau đó đến tiếng Hoa, tiếng Nhật và luôn cả tiếng Hàn vì những
lý do thực dụng như kiếm việc, xuất khẩu lao động. Dĩ nhiên vẫn còn
người học tiếng Nga nhưng đó là con số thảm hại khi nghĩ tới ảnh hưởng
của Nga ngữ đáng lẽ ra phải rất đáng kể với hơn nửa thế kỷ trợ giúp và
dẫn dắt nước Cộng Sản Việt Nam.
Tôi
nghĩ thành phần trẻ Việt Nam đến với tiếng Anh bằng một sự yêu mến đời
sống và văn hóa của các nước nói tiếng Anh như Hoa kỳ, Úc, Canada...
Sách
học tiếng Anh cũng vui và thiết thực hơn. Chắc chắn sẽ không có những
câu tiếng Anh kiểu như người ta đọc thấy trong một cuốn sách dậy tiếng
Anh của Bắc Triều Tiên như câu: “Let us drive the US imperialists out
and unite our fatherland under the glorious leadership of our beloved
Great Leader” (chúng ta hãy cùng đuổi bọn đế quốc Mỹ ra khỏi tổ quốc
dưới sự lãnh đạo quang vinh của lãnh tụ vĩ đại kính yêu).
Lại
cũng không thấy có một người Việt nào lấy một cái tên Nga nào đặt cho
mình hay cho con mình. Trong khi có người đặt cho con tên tài tử Đại
Hàn, hay tên một cầu thủ bóng tròn là Rê Nan Đô như một bài báo trong
nước vừa cho biết khi bàn về vấn đề tên tuổi của người Việt, những tên
nào nên tránh hay không cho phép đặt. Tôi chưa thấy một người Việt nào
mang tên Ivan, Micha, Natasha, hay Boris...
Thế
thì chuyện tiếng Nga không được ưa chuộng sau mấy chục năm hai nước gần
gũi nhau chỉ có thể là vì cái chế độ đem ảnh hưởng tới Việt Nam là cái
chế độ quá đáng ghét mà thôi. Ghét nó rồi ghét lây sang tiếng Nga luôn.
Nghĩ cũng tội nghiệp cho tiếng Nga, một ngôn ngữ chắc cũng đẹp lắm chứ có xấu đâu.
Còn
anh Ba X tiếng Tây không biết, tiếng Anh cũng không và
tiếng Nga thì mù tịt chỉ là vì vừa dốt vừa thất học mà thôi. Chích đít
trong rừng thì như vậy đó.
Bùi Bảo Trúc
No comments:
Post a Comment