Momofuku Ando, cha đẻ của mì gói
Mì gói du nhập vào Việt
Nam từ những năm 60 và đã trở nên khá phổ biến trong mọi tầng lớp của xã hội
miền Nam.
Mì gói còn được gọi là
mì ăn liền, mì ramen, mì hành, mì cua,
mì hai tôm, Kung Fu, Vifon, v,v…có thể được xem như fast food kiểu VN ăn ở nhà.
Mì có nhiều dạng: gói,
hộp, ly, tô.
Nó là vị cứu tinh của
những kẻ độc thân, của sinh viên, học sinh nghèo, của người quá bận rộn, của kẻ làm biếng nấu nướng mất công…và trong
trường hợp vợ chồng bận gây lộn.
Trong thực tế, mì gói
thường dùng như một món ăn chơi cho đỡ dạ (snack)
Video:
How Instant Noodles Are
Made: Pilot Line At The Wheat Marketing Center
Ăn
thường xuyên mì gói phải coi chừng
Có điểm hơi bất lợi là mì gói chứa quá nhiều
bột ngọt,chất béo bão hòa (xấu), chất
béo trans. Nên coi chừng gói dầu, mỡ và
gói muối trong bao. Gần đây có tin mì gói có chứa hóa
chất độc nữa.
Trong quá trình sản xuất, mì được chiên trong
những loại dầu bão hòa rẻ tiền chẳng hạn như dầu cọ (palm oil) và chất béo trans.
Gói gia vị và gói muối chứa nhiều loại hóa chất, trong dó phải kể đến bột ngọt monosodium glutamate chứa nhiều sodium.
Những ai đang có vấn đề cao máu hypertension hoặc bạn nào đang uống
thuốc trị trầm cảm antidepressant
medication(MAO inhibitors), hay đang bị chứng suy tim ứ huyết congestive heart failure cần tránh thức ăn có nhiều muối sodium và bột ngọt vì
nguy cơ huyết áp sẽ tăng.
Health concerns
Instant noodles are often
criticized as being unhealthy or junk food. A single
serving of instant noodles is high in carbohydrates but low in fiber, vitamins and minerals.
Noodles are typically fried as part of the manufacturing process, resulting in
high levels of saturated fat and/or trans fat.
Additionally, if served in an instant broth, instant noodles typically contain
high amounts of sodium. The current U.S. Recommended Dietary Allowance of sodium for adults and children over 4
years old is 2,400 mg/day. Some brands may have over 3,000 mg of
sodium per package in extreme cases. Instant noodles and the flavoring soup
base also contain high amounts of monosodium glutamate. …
The most recent controversy
concerns dioxin
and other hormone-like substances that could theoretically be
extracted from the packaging and glues used to pack the instant noodles. As hot
water is added, it was reasoned that harmful substances could seep into the
soup. After a series of studies were conducted, various organizations requested
changes in the packaging.[5][6]
A recent concern on consumption of
fried foods is the possible presence of oxidation products from poor
maintenance of the oil. This can be a concern if the cooking oil is not
maintained at the proper temperature or changed as often as necessary.
(Wikipedia)
Mì gói có thể chứa hoá chất
cấm
Tin sốc: Hầu hết mì ăn liền ở VN chứa chất độc phá hủy AND
“Cơn sốc vì thực phẩm có chứa DEHP còn chưa qua thì mấy ngày gần đây
người tiêu dùng lại thêm một phen "rùng mình" vì phát hiện mì gói có
chứa phẩm màu Tartrazine (E102), có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với
nam giới và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm…
E102 là chất màu tổng hợp có màu vàng chanh, không chỉ được sử dụng phổ biến ở mì ăn liền mà còn có trong đồ uống, rượu, nước giải khát, snack v.v…”(ngưng trích Phunutoday.vn)
E102 là chất màu tổng hợp có màu vàng chanh, không chỉ được sử dụng phổ biến ở mì ăn liền mà còn có trong đồ uống, rượu, nước giải khát, snack v.v…”(ngưng trích Phunutoday.vn)
SAIGON (Tổng hợp)
-- Cơn sốc vì thực phẩm có chứa hóa chất DEHP còn chưa qua thì gần đây người
tiêu dùng ở Việt Nam lại thêm hoang mang vì phát hiện mì ăn liền (gọi tắt là mì
gói) có chứa phẩm màu tartrazine (ký hiệu: E102) là nguy cơ gây nhiều chứng
bệnh.
Theo bài
“Ảnh hưởng độc hại của tatrazine đến khả năng sinh sản...” Báo nguy: Nhiều Mì Gói Ở VN Chứa Phẩm Màu Độc Hại-Vietbao.com
31/7/2011)
Mì gói và tôi
Dù ở trong nước hay dù ở ngoài nước, mì gói
cũng đã chiếm một chổ đứng khiêm nhường trong tập tục ăn uống của đa số chúng
ta.
Tiện một cái, là giữa đêm, lỡ có đói bụng bất
tử thì xuống bếp lôi ra một gói mì, chế nước, bỏ vô thêm vài con tép, tôm khô,
môt chút rau cải nếu có, xong đút vô lò vi ba microwave, nhấn 5 phút là sẽ có một tô mì nóng thơm phức. Cam đoan
ngon hơn cái BigMac giá 5$.
Nếu có đầy đủ gia vị và nguyên liệu, như thịt
xá xíu, tôm, tép, cua, hành ngò chúng ta có thể biến mì gói thành một món cao
lương mỹ vị không bằng.
Thẩ́y thèm không? Mì ăn liền ở nhà, vốn 1$ (photo NTC 20/8/2014)
Mì gói là một món ăn quá bình dân và phổ thông
của người mình từ hơn 50 năm nay.
Tại Canada, năm 2012 một thùng mì giá lối 14$.
Gói nhỏ xíu, ăn không ngon bằng mì hành 20 năm về
trước.
Không phải
thương hiệu nào mình cũng ăn được. Có loại ăn không ra hồn, nhưng cũng có loại
thì “ăn được” (huề vốn!)
Giữa cái big
Mac và tô mì gói, thì người gõ xin chọn mì gói, vì cái gu Á châu và nhứt là nó lúc
nào cũng gần gũi với mình theo vận nước nổi trôi.
Nhớ lại ngày xa xưa, lúc đi thụ huấn quân sự
khóa đặc biệt giáo chức 9 tuần tại Trung tâm huấn luyện Chi Lăng (Thất Sơn) năm1968
và Quang Trung (Hóc Môn) 1969, đôi khi tác giả cũng hay lết xuống cantine làm bậy một tô mì ăn liền nóng hổi,
ngon ơi là ngon, hơn cả cơm nhà bàn nhiều… nhiều lắm.
Trong 4 năm (81-85) lúc đi học lại thú y tại
Université de Montréal, tác giả phải ở xa gia đình những ngày trong tuần. Mì
gói hầu như là món ăn của mình vào buổi ăn trưa.Trong locker của mình luôn luôn
có dự trử mì gói và bánh cracker để lúc nào cần thì có …nghèo mà!
Tụi bạn bè da trắng có vẻ rất ngạc nhiên vì nó
không thấy mình ăn gì khác hơn là “cơm hộp” (đựng trong hộp plastic) và mì
Ramen- Encore du riz, toujours le riz et le Ramen.?!
Tối, thức khuya gạo bài, mình thường hay đói
bụng bất tử nên không gì hơn là làm bậy một tô mì hành trước khi đi ngủ.
Thời gian còn đi làm việc, trong giờ nghỉ ăn
trưa, tác giả cũng đã từng ăn mì gói liên tục và dễ dàng trong nhiều tuần lễ
cho nó tiện, nhưng chịu thua nếu bị bắt buộc phải ăn McDo, pizza hoặc bánh mì
sandwich mỗi ngày trong vòng một tuần.
Như lúc
đi học thú y ở ST hyacinthe, Québec , trong tủ locker của tác giả tại cơ quan, lúc nào cũng thủ sẵn mì gói và bánh
cracker Premium plus v,v…để cầm cự. Thứ sáu cuối tuần thì bạn bè làm việc
chung thường góp tiền order pizza ăn tại bureau và đấu láo với nhau…Ôi cái thời
vàng son, tự do là lúc còn đi làm việc các bạn ơi…!
Ngày nay đi du lịch, không ít bà con mình cũng
thường mang theo năm ba gói mì phòng khi “hữu sự”, khi “kiến cắn bụng giữa khuya” tại những nơi xa
lạ. Có nhiều loại mì, như Ricey và Mama
có thể xé gói ra ăn liền như ăn chip,
khỏi cần phải nấu.
Có người còn mách nếu ăn phở (ở nhà nấu) hay ăn
mì gói mà bỏ thêm một chút cơm nguội vào tô lúc ăn thì nó ngon hơn?
Thậm chí trên chuyến bay của Cathay Pacific,
giữa khuya, cô tiếp viên duyên dáng hỏi hành khách có muốn ăn một cái snack không thì mình xin cô em cho mình instant noodle please.
Xin tri ân cha đẻ của mì gói Momofuku Ando, ân
nhân của người nghèo, người độc thân, người đói bụng và người làm biếng…
Ông ta đã qua đời vì
bệnh tim năm 2007 tại Nhật Bản và thọ được 96 tuổi./.
Xem thêm
-Trịnh Hội- Mì gói
- How that bowl of noodles could send you to
an early grave: Instant varieties AND ramen 'increase the risk of heart
disease, stroke and diabetes'
http://www.dailymail.co.uk/health/article-2724000/Instant-noodles-increase-risk-heart-disease-stroke-diabetes-women-risk.html
Montreal
Nguyễn Thượng Chánh
No comments:
Post a Comment