Tâm bình đẳng là nền tảng của giác ngộ viên mãn, cốt lõi của Phật Pháp và tất cả
những giáo lý mà Đức Thế Tôn thuyết pháp suốt 49 năm. Chúng ta phải tu tập để
có tâm bình đẳng như nước vậy: trong suốt, không vẩn đục và bình đẳng không
thiên vị bên nào. Có được tâm bình đẳng chúng ta sẽ không thấy hơn, thua, được
mất, khổ sướng, cao thấp, khôn ngu... gì nữa cả . Mà chỉ thấy tất cả chúng
sanh, vạn vật nhân sinh trong khắp cùng các cõi, khắp cùng vũ trụ đều bình đẳng
như nhau và ta với người và vũ trụ là một, không hai.
Khi có được tâm bình đằng thì chúng ta sẽ giác ngộ, tinh tấn và viên thành đạo bồ đề, trí huệ sáng suốt, buông bỏ vạn duyên, và mở rộng hải hà vô lượng từ bi hỷ xả, buông bỏ chấp trước, chấp nhất để cùng với vạn vật chúng sanh tu tập tinh tấn, hoằng pháp lợi sanh. Vấn đề ở chỗ làm sao chúng ta tu tập đến mức độ có được tâm bình đẳng. Rất khó và rất nhiêu khê, chông gai , dễ lầm lạc, thoái chuyển, thất bại . Vì tự vô thỉ vô chung, tâm tánh, căn tánh của chúng ta bị u minh chê lấp, chúng ta luôn phân biệt thấp cao sâu cạn, khôn dại, ... Chúng ta chưa bao giờ có tâm bình đẳng: chúng ta thương Mẹ hơn Cha, thích người này ghét người kia, đi Chùa này chê chùa nọ, khen sư này mà chê sư kia . Tất cả những cảm nhận, hiểu biết, tin tưởng đó đều là sai lầm. Thực tế bản chất của uyên nguyên chân như bản thể thì không có cao thấp, sâu cạn, ... mà tất cả mọi người, mọi chúng sanh, mọi vật, mọi sự đều bình đẳng như nhau. Cũng giống như tất cả các tế bào các bộ phận trong cơ thể chúng ta đều bình đẳng, không có cái nào quan trọng hơn cái nào. Mà thiếu một cái, hư một cái là chúng ta sẽ chết. Cũng vậy: thế giới, xã hội, vũ trụ nhân sinh tất cả đều quan trọng cần thiết như nhau, bình đẳng như nhau cho nên chúng ta phải đối đãi bình đằng và tu tập cho chính mình có được tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh, an nhiên tự tại. Và đó là cốt lõi của giác ngộ và góp phần cứu vãn thế giới, nhân loại , giúp đỡ chính mình và mọi người, mọi vật đạt thành chánh giác.
Khi có được tâm bình đằng thì chúng ta sẽ giác ngộ, tinh tấn và viên thành đạo bồ đề, trí huệ sáng suốt, buông bỏ vạn duyên, và mở rộng hải hà vô lượng từ bi hỷ xả, buông bỏ chấp trước, chấp nhất để cùng với vạn vật chúng sanh tu tập tinh tấn, hoằng pháp lợi sanh. Vấn đề ở chỗ làm sao chúng ta tu tập đến mức độ có được tâm bình đẳng. Rất khó và rất nhiêu khê, chông gai , dễ lầm lạc, thoái chuyển, thất bại . Vì tự vô thỉ vô chung, tâm tánh, căn tánh của chúng ta bị u minh chê lấp, chúng ta luôn phân biệt thấp cao sâu cạn, khôn dại, ... Chúng ta chưa bao giờ có tâm bình đẳng: chúng ta thương Mẹ hơn Cha, thích người này ghét người kia, đi Chùa này chê chùa nọ, khen sư này mà chê sư kia . Tất cả những cảm nhận, hiểu biết, tin tưởng đó đều là sai lầm. Thực tế bản chất của uyên nguyên chân như bản thể thì không có cao thấp, sâu cạn, ... mà tất cả mọi người, mọi chúng sanh, mọi vật, mọi sự đều bình đẳng như nhau. Cũng giống như tất cả các tế bào các bộ phận trong cơ thể chúng ta đều bình đẳng, không có cái nào quan trọng hơn cái nào. Mà thiếu một cái, hư một cái là chúng ta sẽ chết. Cũng vậy: thế giới, xã hội, vũ trụ nhân sinh tất cả đều quan trọng cần thiết như nhau, bình đẳng như nhau cho nên chúng ta phải đối đãi bình đằng và tu tập cho chính mình có được tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh, an nhiên tự tại. Và đó là cốt lõi của giác ngộ và góp phần cứu vãn thế giới, nhân loại , giúp đỡ chính mình và mọi người, mọi vật đạt thành chánh giác.
No comments:
Post a Comment