Nhân soạn lại những email lưu niệm của người bạn ảo đã qua đời hồi tháng 8 năm 2015, thấy bài viết này, xin đăng lên chia sẻ cùng quý bạn đọc. Đây cũng là tâm nguyện của chị Diệu Châu lúc còn sinh tiền mà chưa có dịp gởi đến quý vị.
Tin rằng bên kia thế giới, chị sẽ vui và ngậm cười!
Chuyện xẩy ra vào thời đức Phật còn tại thế.
Có một anh chàng thanh niên mới lớn, khá tuấn tú,
lại con nhà giàu, thông minh, hiếu học.... Cạnh làng có một ông thầy dạy
võ nghệ kiếm cung rất nổi tiếng, rất nhiều học trò đến xin làm đệ tử...và
ba má anh chàng khôi ngô tuấn tú kia cũng đến xin cho con ăn học ở đó...
Dù đến sau, nhưng với cá tính dễ thương, siêng
năng, cần mẫn mà lại thông minh hiếu học...anh trở thành một học trò giỏi
mà ông thầy thương nhất, là một đại đệ tử, là đại sư huynh, có
nghĩa là ở một vị trí mà tất cả các học trò khác thèm muốn, ưa
thích, mong mỏi...
Do thầy thương quá mà chúng bạn ganh tỵ ,
sinh ghen ghét mà anh ta không hề hay biết!
Ông thầy tuy già nhưng lại có một cô vợ vừa
trẻ lại vừa đẹp, và người đẹp nào cũng biết mình đẹp, xem như ai cũng
phải thấy mình đẹp, xem như ai cũng mê thích mình!
Cho nên các anh học trò ganh tỵ mới nẩy ra một
cách hại anh chàng thanh niên nói trên.
Các anh xúm nhau to nhỏ, khiến ông thầy thắc mắc mà
tra gạn, thì các anh đều nói là họ thấy anh chàng thanh niên kia sanh tâm
mê thích cô vợ trẻ của ông thầy...!!!
Ông thầy không tin, vì ông không bao giờ thấy
anh có bất cứ thái độ gì khả nghi cả, cho nên ông rầy mắng đám
đệ tử xấu mồm, xấu mép.
Thế rồi lời qua tiếng lại, câu chuyện lại thấu
đến tai cô vợ trẻ. Cô nghĩ thầm rằng rất có thể anh chàng
kia “muốn” mình lắm mà không dám tỏ tình, vã lại cô khá đẹp, chắc hẳn hắn
phải thầm thương trộm nhớ...cho nên cô cũng chú ý nhiều về anh ta, dành
nhiều ưu đải cho anh ta...và chờ một cơ hội gặp gở riêng...
Và cơ hội đã đến, là có một ngày ông thầy đi
vắng, các học trò khác phải đi công việc được giao phó...chỉ còn anh chàng
thanh niên đó còn ở nhà một mình, cô vợ tìm cách lại gần, tạo cơ hội
cho anh ta gần mình...nhưng từ đầu chí cuối, anh lúc nào cũng ngơ ngác,
sợ sệt, miển cưởng...và thậm chí còn sửa lưng nhắc nhở cô ta là bà
thầy...và sự từ khước mạnh mẽ đến nổi tự ái của
một người con gái đẹp bị va chạm thật đau, như vậy là nghĩa
gì? Quả thật ta không đáng để anh ta chứa trong mắt? anh ta đã khinh
thường ta thay vì anh ta phải quì dưới chân ta mà xin tình cảm của ta!
Thế rồi đêm hôm đó cô khóc lóc tỉ tê, nói
với ông thầy là thừa lúc không có ai, anh chàng thanh niên đó đã làm hổn, xâm
phạm tiết hạnh, phẩm giá của cô... cô thêu dệt đủ thứ một cách chu
đáo, cô chẳng những là người đẹp mà cũng là người khôn ngoan, khéo
ăn, khéo nói và cả khéo diển, diển như thật, khóc thật, khóc một cách
đau đớn, đau lòng! vì tự ái của cô nó đang bị va chạm, cô thấy đau
thật!
Bao nhiêu người đã nói, ông không tin, bây giờ chính
miệng người đẹp của mình, chung thuỷ với mình nói thì làm sao không
tin, đây là “giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước”...ông quyết định phải trị tên
học trò hổn láo, xất xược này một phen, không chết cũng ” thân tàn ma
dại “ cho vừa với tội dám “vuốt râu hùm”!
Thế là ông gọi anh chàng đến mà nói:
“ Bấy lâu nay, con đủ biết thầy rất yêu thương
con vì con siêng năng, chăm chỉ, con học hành lại sáng dạ hơn hết thảy đám
còn lại...ta đã đem hết sở đoản, sở trường trao truyền cho con, gần
như khó tìm ai có thể chống lại con...nhưng ta còn một bí truyền của
gia tộc thật lợi hại, con mà học được thì phải nói là bá chủ thiên hạ, ta
đã già, ta phải truyền cho một kẻ xứng đáng nhất nếu không sẽ thất
truyền... nhưng ngặt một nỗi là muốn học được nó phải có một điều kiện...”
Với lòng tôn kính thầy như cha mẹ, xem như có
xử chết mình cũng cam lòng...vì ơn cha mẹ, thầy như trời
biển...nên anh khẳng khái thưa trình:
“Bấy lâu con ở đây với thầy, thầy dành
cho con niềm ưu ái con có cảm nhận, thầy thương con nhiều nhất ai cũng
biết...cho nên bất cứ điều gì thầy bảo con dù chết cũng phải làm theo.”
Ông thầy vuốt râu mĩm cười thầm nghĩ là cá đã cắn
câu mà rằng:
“Chuyện này không phải muốn con chết, mà là kẻ khác
chết....vì con không thực hiện đúng theo yêu cầu thì ta không thể dạy cho
con bí kíp gia truyền này được.... đó là con phải giết chết cho đủ1000 nhân
mạng, khi đủ số thì về gặp thầy, còn bây giờ thì con đi
đi...”
Quả là người quá hiền lương, thầy là trên hết,
thầy là lẽ phải, thầy khiến chết cũng phải chết!...đó là luật bất thành
văn thời đó.
Cái gì phải đến đã đến, anh bắt đầu giết
người... mà lại là kẻ vô tội trong tay không một tấc sắt mà anh lại là một
tay kiếm trẻ, giỏi giang! Chỉ cần vung gươm lên là có đầu rươi, máu chảy,
rồi tiếng la, tiếng khóc hải hùng của kẻ xung quanh... bao âm thanh hình ảnh
đó đã làm anh, một kẻ hiền lương thật sự, chưa bao giờ chứng kiến
cảnh thê thảm, mà lại do anh làm ra, đó là một sự thật đã rồi, không còn
chối cải, không còn biến đổi được nữa, anh không chịu nỗi cảnh này nữa, bất
giác anh bổng phát cười lên, cười sặc sụa và chống gươm đi về hướng rừng
núi!
Và kể từ đó cái tên “Ưng Quạt Ma La” của
anh không còn ai nhắc đến mà thay vào đó một tên khác : “Vô Não” đồng nghĩa với
“không có óc”, đồng nghĩa với “ thằng điên, thằng khùng!”...tuy điên khùng
nhưng anh vẫn còn nhớ là phải giết cho đủ 1000 mạng người, cứ mỗi
lần giết được một người là anh ta chặt một lóng tay , kết vào dây, đếm
tới đếm lui và mang vào cổ...
Anh ở trong rừng vì không ai dám chấp
chứa anh, bà mẹ nghe tin, thương con, len lén đem cơm để gần đâu đó
cho anh có thức ăn qua ngày để không chết đói, và như thói quen
anh vẫn tìm thấy cơm ở cùng chỗ mà nuôi kiếp sống thừa, không ai
thừa nhận một con người điên loạn lại sát nhân khét tiếng có máu lạnh, lại là
người quá giỏi kiếm cung thì ai có thể khống chế được anh!?
Cho đến một ngày, một ngày mà chỉ cần giết
thêm một người nữa là anh hoàn tất nhiệm vụ... ngó quanh ngó quẩn, anh thấy một
bà già, đó chính là người mẹ khốn khổ của anh, đem cơm đến cho
con, anh rút gươm định thanh toán...thì anh thấy có một sa môn vừa đến...
Anh đổi ý, định chém vị sa môn này, nhưng lạ kỳ
thay, anh thấy sa môn chạy vòng vòng, anh cứ chém hụt hoài, anh bổng la
lên:” Bớ sa môn, tại sao ông chạy hoài, ông phải dừng ngay, dừng ngay tức
khắc!”....
Vị sa môn này là đức Phật, ngài nói :” Ta đã
dừng lại từ lâu, ta đã dừng lại từ vô lượng kiếp (đã dừng từ vô
số kiếp đã qua), chỉ còn có ngươi vẫn còn điên đảo trong vòng
luân hồi!”
Lời nói của ngài như một dòng suối mát rót vào
tâm khảm anh, một cái gì đau đớn uất nghẹn từ đáy lòng, có một cái gì u
uất khó diển bày, anh cảm thấy một niềm thống khổ dâng lên, một nỗi cô
đơn, lạc lõng từ vô thức sống lại, anh bỗng sa nước mắt đầm đìa, trên đời
này có lẽ anh đang là người cùng khổ nhất, cô đơn nhất, làm sao lại
có một người thấu hiễu được mà nhổ đi một cây gai nhọn đã ghim sâu vào một
tử huyệt của anh, như người vừa qua một cơn mê, một cơn ác
mộng, cơn ác mộng đảo điên tâm hồn anh, cơn ác mộng đảo điên cuộc đời
anh, anh chợt thốt rằng:
” Con gặp ngài thật quá trễ! Quá trễ tràng!
Bây giờ bàn tay con đã đẫm đầy máu, bàn tay đã giết đi bao mạng người vô
tội con còn con đường nào để mà đi?”
Phật hỏi:” Giả sử có 1 căn phòng
tối tăm cả 500 năm, nếu có diêm quẹt, phải cần bao lâu để đốt
cho căn phòng sáng lên?”
Anh nói:” Thưa ngài, chỉ cần trong tích tắc,
khi đốt cháy diêm quẹt là căn phòng sáng lên”
Phật nói:” căn phòng tăm tối 500 năm, nhưng
chỉ cần đốt diêm quẹt trong tích tắc là căn phòng sáng, mà không cần 500
năm mới sáng! ...cũng vậy chúng sanh vô minh từ vô lượng kiếp, nhưng
chỉ cần trong tích tắc, ánh sáng trí huệ loé sáng lên là bóng tối vô
minh, bóng tối tội lỗi sẽ bị đẩy lui ngay”
Thế rồi anh xin quy y theo Phật...
Sau đó không lâu, Vua xứ đó đến thinh xá viếng Phật, thấy thần sắc không an của vua, Phật hỏi: ” vì cớ gì mà bệ hạ không vui?”
Vua trả lời là:” Trẫm nghe nói trong núi gì
đó, có một tên ăn cướp, võ nghệ cao cường, chuyên môn chận đường dân chúng
đi qua núi, giết người cướp của không gớm tay, ngày nào chưa tìm ra tên cướp
đó, trẫm quả thật ăn không ngon ngủ không yên!”
Phật trả lời:” Tên cướp mà ngài muốn nói đứng
cách ngài bảy bước!”
Vua giật nẩy mình:” Ngài bảo sao? Thật vậy sao?”
Phật nói :” ngài muốn biết ngọn ngành thì cứ đến
hỏi!”
Vua thật kinh ngạc khi nhìn lại là sa môn còn trẻ tuổi,
thanh tú, hiền khô... làm sao lại là tên cướp khát máu ? Vua lần tới hỏi
chuyện... thì ra chính là hắn! Nhưng thật là tội tình! Bây giờ không còn
điên dại, đã biết cải tà qui chính, nhà vua mừng vì không cần lo nghĩ chuyện
làm sao bắt tên cướp nữa và muốn cúng dường suốt đời cho vi sa môn này cho đến
ngày đắc quả...
Sa môn trẻ nói:” Hạ dân đã vi phạm tội
khó tha thứ, không biết bao giờ chuộc lại hết lỗi lầm, bệ hạ tha
chết đã là phước báu vô vàn...không lòng nào nhận của cúng dường của bệ hạ!”
Dù được vua đã quy y theo Phật nên có lòng nhân từ, cảm thông nỗi
bất hạnh ngoài ý muốn ấy, nên ân xá, không bắt tội; nhưng
luật Nhân Quả đâu tha cho vị sa môn này, mỗi ngày đi khất thực, lúc
nào cũng mang đầu đầy máu me về vì thân nhân người chết còn oán hận, họ chọi
đá, làm nhiều hành động hung hãn để trả thù cho hả mối thù. Vì
đã là sa môn nên dù sao họ cũng không quyết liệt đòi mạng, hơn nữa thấy
thái độ nhẫn nhục, khứng chịu mà không chút nào ta thán, một thái độ đã
phục thiện, ăn năn, hối cải về những ác nghiệp đã tạo tác, nên
họ cũng không đành nhẫn tâm lấy mạng vị sa môn này !
Ấy thế mà cái khó khăn thật sự mà sa môn
phải đối diện là không thể nào hành thiền được! cứ bắt đầu để tâm
lắng đọng là bao nhiêu hình ảnh khủng khiếp hiện ra, bao nhiêu tiếng kêu
la thảm thiết, máu chảy thịt rơi đã được ghi nhận một cách tự nhiên, rồi
bây giờ cũng tự nhiên hiện hành...khiến lòng ăn năn hối hận cứ dằn
xé tâm hồn mãi.
Mãi cho đến một hôm, sau khi đi khất thực về, thấy
thần sắc lo âu khác thường, Phật bèn hỏi sa môn:” Hôm nay có việc gì xẫy ra cho
con vậy?”
Sa môn nói:” Hôm nay trên đường về, ngay ngã ba, có
một chòi dựng tạm thời cho một thiếu phụ đang bị sanh khó, để nếu
ai có thể giúp được thì giúp, nghe tiếng kêu đau đớn của thiếu phụ con
cảm thấy xót xa mà không làm sao giúp cho thiếu phụ này!”
Phật nói:” Vậy con hãy đến và nói với người thiếu
phụ rằng: Tôi xin hồi hướng (trao, chuyển) tất cả công đức mà tôi có
được cho cô sanh dễ dàng, được mẹ tròn con vuông”
Sa môn đau khổ mà rằng:” Con nào có chút công
đức gì để hồi hướng, chỉ có tội lỗi giết người, biết bao giờ con
mới tạo ra được chút công đức để hồi hướng!”
Phật nói:” Con cứ nghĩ đến công
đức kể từ khúc quanh cuộc đời mà con đã quy y cho đến nay.
Khi con nghe tiếng kêu khóc đau đớn mà lòng
con còn nổi lên lòng thương xót, lòng bi thương chứng tỏ trong con,
chủng tử (hạt giống) lành, chủng tử công đức vẫn còn trong con, chúng
sẽ nẫy mầm khi đủ duyên (đủ điều kiện, có cơ hội)...bấy
nhiêu cũng đủ hồi hướng công đức cho thiếu phụ đó.”
Sa môn yên lòng theo lời dạy của đức Phật đến
nói...
Sau đó thiếu phụ cũng sanh đẻ suông sẻ,
mẹ tròn con vuông...
Chuyện hồi hướng công đức này có ảnh hưởng gì
hay không trong sự sinh nở của thiếu phụ kia...nhưng lại
mang một năng lực thật tốt đẹp cho vị sa môn là dần dần những
hình ảnh ghê gớm kia lui dần, không còn quấy nhiễu mà thay vào đó một tình
thương nhẹ nhàng khi nghĩ đến hình ảnh ngây thơ, dễ thương, vô
tội của trẻ thơ...
Sa môn nghĩ đến khi mới chào đời, sa môn cũng là một
trẻ thơ dễ thương, vô tội như bao trẻ thơ trên
đời! Sa môn thường sống với tình thương mến ấy khiến năng lực từ bi
hỉ xả trong lòng của sa môn càng ngày càng tăng trưởng; các hạt giống
thiện sẵn có giờ đây có cơ hội nẫy mầm trong lòng người có đầy nhẫn
nại, có niềm tin, có quyết chí.
Dưới sự gần gủi, dìu dắt của Đức
Phật mà sa môn dần dà cổi bỏ đi lớp áo oan nghiệt và chứng quả khiến mọi
người chung quanh vô cùng ngạc nhiên vì trước kia không hề có một tia hy
vọng vớt vát lại được....
-oo0oo-
Câu chuyện này muốn nói lên một hoàn cảnh bi đát,
cây muốn lặng mà gió chẳng muốn ngừng, để đưa đẩy một người thật dễ thương
lâm vào một tình huống khốn khổ , khốn cùng, mạt vận... khi mà trên đời
không còn một chỗ dung thân, khi mà cái quý báu nhất của một con
người là khối óc đã bị tước đoạt, tương lai không còn, quá khứ chỉ là
tội lỗi...
Ưng Quạt Ma La, tuy rủi mà còn may là gặp Phật chỉ vài
lời khai thị, dìu dắt mà một người đang điên loạn, điên đảo trong nghiệp chướng
bỗng quay về chánh đạo và đạt đạo, chấm dứt trôi lăn trong sinh tử luân
hồi.
Còn chúng ta, tuy không được sanh ra trong thời
Phật, nhưng với giáo Pháp mà ngài tận lòng chỉ bày trong suốt 49 năm hoằng
hoá cũng đủ cho ta theo đó mà tu học...
Tất cả vinh hoa, phú quý, người thân thương...
mình có, rồi cũng không còn theo ta qua kiếp sau mà chỉ có nghiệp lành ác
theo ta...
Nào ai bảo đảm mình sẽ luôn an khang, suông sẻ mãi
mãi trong vô lượng kiếp về sau... chỉ cần một kiếp nào đó, mình
sinh ra với đôi mắt khuyết tật, là xem như cuộc đời ấy, mình chỉ sống
trong bóng tối của khổ đau... Ai trên đời này sẽ là người (dù là
người thân yêu nhất) có thể bù đắp cho ta tất cả các mất mát mà bóng
tối đã đem đến?
Không ai dám chắc là trong vô lượng kiếp tới, mình
không bao giờ vướng vào một tai hoạ khủng khiếp, khủng khiếp đến nỗi
cha mẹ, chồng/vợ thương ta vô cùng cũng không thể nào thông cảm
ta nổi mà gở rối cho ta ra khỏi vòng oan khiêng nghiệp chướng... mà chỉ có
chính ta với phước lành đã tạo (trong kiếp đã qua) còn sót lại mới kéo níu, đưa
đẩy ta tìm ra con đường tự gở rối các nghiệp dữ thay vào các
nghiệp lành qua ngã từ bi và trí huệ.
Chỉ khi nào thấy được chân giá trị này,
mình mới có đủ kiên trì, quyết tâm tu tập, chuyển hoá tất cả chủng tử xấu,
giải thoát ta ra khỏi cám dỗ, ra khỏi cuộc đời đầy dẫy trắc trở và
cô đơn
Nhiều người cho rằng đạo Phật là đạo bi quan!
Vậy mình hãy quán xét xem đạo Phật có bi quan chăng
?
Bây giờ giả sử mình không theo đạo
Phật, hoặc mình chỉ có tiếng là theo đạo Phật mà chưa biết gì về
đạo, thì xem trong đời của mình thật ra vui hay khổ: dĩ nhiên có vui,
nhưng tính ra khổ nhiều hơn vui! vì sao?
Vì mình muốn quá nhiều, mình muốn hạnh phúc và đi
tìm hạnh phúc; nhưng hạnh phúc mình có, thật sự nữa đêm thức giấc, hỏi kỷ lại
xem, nó có quả là hạnh phúc mình tìm chăng, hay chỉ là tạm gọi. Khi
nào mình không còn phập phồng lo mất hạnh phúc thì lúc ấy mình có hạnh
phúc; nhưng mà lở khi người phối ngẫu không còn gần ta vì sinh ly hay tử biệt,
ta còn hạnh phúc khi xa người mình thương yêu chăng?
Nhưng thật ra trên đời này mình cần rất nhiều thứ đóng
góp cho hạnh phúc chứ không riêng gì người phối ngẫu. Nào là sự nghiệp,
danh vọng ta muốn được trơn tru, nào là con cái ta luôn trơn tru như ý ta
muốn, hễ đường học vấn xong thì lại tìm người phối ngẫu cho con cái được
hạnh phúc...
Tất cả mình đều muốn được ưu ái hơn
hết mọi người thì mình mới chịu hạnh phúc, thì mình sẽ chẳng bao giờ hạnh
phúc...
Nói thế sẽ có người bảo rằng: “thiểu dục
tri túc” đó là an ủi để mình đừng đòi hỏi quá đáng. Nhưng có khi mình
chấp nhận không đòi hỏi...vậy mà bao phiền não vẫn thường lui tới viếng ta...
thì hạnh phúc vui vẻ làm sao được?
Do vậy mình phải chấp nhận cuộc đời thường đem đến
đau khổ.
Đạo Phật chỉ cho ta biết tại sao ta rước
khổ, làm cách nào giải quyết cái khổ tận gốc rể, khi giải quyết xong thì
an lạc, thì hạnh phúc vĩnh cửu, không còn chút bóng dáng khổ đau ám ảnh
ta nửa!
Và biết bao người đã thành đạt cứu cánh này, sau
đức Phật!
Cho nên Đạo Phật không bi quan, vì bi quan là đầu
hàng, là khuất phục, là chịu đựng, là than thở...trong khi theo đạo Phật là
mình phải an vui trong khi tu tập, trường kỳ, bền bỉ, tin tưởng ...để đạt
đến một an vui vĩnh cữu thì sao gọi là bi quan?
Cho nên ta phải lạc quan tiến bước trên con đường
thênh thang hướng về nẻo giải thoát.
-oo0oo-
Xin nguyện đem công đức này, nếu có, hướng về khắp
tất cả: đệ tử và chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo.
Xin tặng những ai đã/đang/ sẽ có tâm đạo.
Viết xong ngày 17/3/06
Diệu Châu (TH)
No comments:
Post a Comment