Một gia đình giàu có tiêu biểu cho xã hội người Ả Rập.
Ngày xưa, còn nhỏ trước năm 1975, tôi ước mơ trở thành một sĩ quan quân
lực Việt Nam Cộng Hòa khi thấy các sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt trong
những bộ đồng phục trắng thật đẹp, tác phong nghiêm chỉnh đi dạo phố
sương mù. Ước mơ ấy sụp đổ cùng vận mệnh nền cộng hòa Việt Nam.
Ngày nay, khi đã sắp già, trên vùng đất mới mà tôi chọn làm quê hương, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, cơ hội vừa đến, cho tôi đáp trả ân tình với đất nước đã dung nạp tôi, khi tôi nhận email từ nơi làm việc hỏi có muốn qua vùng Trung Đông (Middle East) làm việc hay không? Lương rất cao nhưng hơi nguy hiểm. Họ đã hỏi nhiều lần, nhưng tôi đã từ chối. Lần này, sau vài ngày bàn bạc với vợ, tôi quyết định lên đường.
Ngày nay, khi đã sắp già, trên vùng đất mới mà tôi chọn làm quê hương, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, cơ hội vừa đến, cho tôi đáp trả ân tình với đất nước đã dung nạp tôi, khi tôi nhận email từ nơi làm việc hỏi có muốn qua vùng Trung Đông (Middle East) làm việc hay không? Lương rất cao nhưng hơi nguy hiểm. Họ đã hỏi nhiều lần, nhưng tôi đã từ chối. Lần này, sau vài ngày bàn bạc với vợ, tôi quyết định lên đường.
Tuy không trực
tiếp “theo nghiệp kiếm cung” vì tuổi đã ngấp nghé 60 mùa lá rụng, nhưng
tôi có thể đem khả năng và nghề nghiệp học được trên đất nước này đóng
góp thêm vào cho cuộc chiến trường tồn và thịnh vượng của nước Mỹ.
Vì
lý do an ninh nên tôi xin mạn phép không đi sâu vào chi tiết huấn
luyện, việc làm và đường đi nước bước của chúng tôi, cũng như sẽ không
nêu tên những vùng đi qua, mà chỉ kể sự việc.
Trên đường “xuất
chinh”, chúng tôi di chuyển bằng máy bay quân đội, những chuyến bay dài
mệt mỏi không ngủ, chỉ dừng lại tiếp thêm xăng dầu, rồi lại bay, để đến
nơi phải đến. Tuy chỉ là một viên chức dân sự nhưng tại nơi làm việc,
tôi phải sống trong những căn cứ quân sự và nếp sống, ngay cả ăn uống
cũng đều phải tuân theo giờ giấc và quy củ của quân đội Mỹ.
Trạm
cuối tiếp liệu xăng dầu trước khi rời đất Mỹ ở tiểu bang NewHampsire,
vừa ra khỏi máy bay, chúng tôi được đón tiếp linh đình trọng thể bằng
điệu nhạc hùng tráng của đội kèn đồng, có những cựu quân nhân trong cuộc
chiến Viêt Nam, Triều Tiên, Iraq (Desert Storm), và đặc biệt có một cụ
già, ngực đeo huân chương, chống gậy đến đón chào và nói cám ơn những gì
chúng tôi đã và đang làm cho nước Mỹ. Khi bắt tay, tôi hỏi:
-Thưa cụ là cựu chiến binh Việt Nam? (Vietnam Veteran).
Ông nheo mắt:
-Tôi
là cựu chiến binh thế chiến thứ II, tôi đã hơn 92 tuổi rồi, cháu ơi,
còn làm được những gì cho đất nước thì tôi làm để động viên tinh thần
của các bạn trước khi tôi chết.
Tôi xúc động:
-Cụ ơi,
những người lính già như cụ sẽ không bao giờ chết, chỉ mờ dần đi mà
thôi”. (“Old soldiers never die, they just fade out”. Lời Tướng Douglas
McArthur)
Ông cụ ngạc nhiên, nhìn tôi:
- Anh từ đâu đến? Sao anh biết câu này? Anh đã từng đi lính?
-Thưa cụ, từ Việt Nam và cháu chưa từng vào lính dù rất muốn.
Cụ thích thú reo lên:
-À thì ra anh thuộc về South Viet- Nam, đã cùng chiến đấu với chúng tôi. Bây giờ anh là một người Mỹ, một người Mỹ thực sự.
-Vâng, chính cháu cũng cảm nhận sâu sắc cháu là một người Mỹ và là một công dân Mỹ rất tự hào. Tôi đáp lời cụ.
Có
những phụ nữ còn ôm chầm lấy chúng tôi và nói những lời chúc tốt đẹp
nhất, những em bé còn nhỏ lắm, chạy lon ton vẫy lá cờ Mỹ chào đón làm
tôi xúc động thực sự, nghẹn ngào không nói nên lời. Họ hướng dẫn chúng
tôi ngồi vào bàn với đủ thức uống, bánh kẹo và doughnuts. Đặc biệt họ
còn tặng chúng tôi những cái nón len đan bằng tay của các “em gái hậu
phương” mà tuổi thì đã... tròm trèm sáu bó, bảy bó.
Kèn đồng lại
trỗi lên tiễn chúng tôi lên phi cơ để tiếp tục bay vào vùng lửa khói.
Những vẫy tay lưu luyến, những cái ôm của người dân NewHampsire vẫn lắng
đọng theo tôi suốt cuộc hành trình.
Còn khoảng 20 phút nữa thì
đáp xuống phi trường của một đất nước dầu hỏa giàu có, nhưng từ trên cao
nhìn xuống tôi chỉ thấy toàn sa mạc khô khan không một bóng cây, bụi
cát bốc lên mù trời và những giếng dầu, những bồn chứa, có cái rỉ sét và
dấu vết bị cháy vẫn còn rõ ràng sau chiến tranh kết thúc.
Trời
về chiều, nhiệt độ 130 F, vừa ra khỏi phi cơ, cái nóng rát, hừng hực ùa
vào làm ai cũng nhăn mặt vội vã bước mau để vào khu tập trung. Chúng tôi
đến âm thầm và sẽ ra đi lặng lẽ để không gợi sự tò mò chú ý của dân địa
phương và báo chí.
Chúng tôi phải làm thủ tục nhập cảnh như mọi
du khách bình thường, đi vào một lối riêng nhưng được hướng dẫn bởi một
cô gái Mỹ ăn mặc như đàn bà địa phương với áo dài đen trùm từ cổ xuống
tới chân chỉ lòi ra đôi … tennis shoes, mái tóc vàng, và giọng nói Mỹ
quốc chính hiệu
Khăn trùm đầu cô bỏ ra sau quấn quanh cổ. Cô
thông dịch và chỉ chỗ chúng tôi phải đi đâu và làm gì. Thủ tục nhập cảnh
kéo dài lê thê đến 3 giờ đồng hồ vì người dân địa phương, những nhân
viên di trú đang trong tháng chay tịnh Ramadan của Hồi Giáo. Trong tháng
này, họ không ăn uống cho tới khi mặt trời lặn. Sau đó họ thỏa thuê ăn
uống gì thì chỉ có Trời biết.
Vì thế họ không vội vàng trong khi
chúng tôi mệt lả vì thiếu ngủ, chỉ mong giấy tờ mau lẹ để lên xe mà ngủ
gà gật trên đường chạy về trại lính Mỹ.
Quan sát thái độ làm việc
của người bản xứ, tôi không ngạc nhiên khi thấy thái độ của họ như
không muốn làm việc. Tôi bước đến trình thẻ và giấy tờ, theo thói quen
tôi chào hỏi rất lịch sự, người đàn ông không thèm trả lời, cầm giấy tờ
nhìn rất nhanh và hỏi bằng tiếng Anh:
-Lần đầu?
-Vâng thưa ông, đây là lần đầu.
Ông
ta đóng dấu trên Visa xong, quăng trả passport và visa của tôi, vâng,
tôi xài chữ “quăng trả” chứ không phải “đưa trả”, trên bàn nghe cái
phịch. Tôi hỏi:
- Xong rồi phải không ông?
-Xong.
Hắn trả lờ cộc lốc.
Cô
gái Mỹ chỉ tôi qua bàn bên kia, nơi một người đàn ông khác, để chụp
hình, lăn tay. Cầm tờ giấy, cám ơn, tôi bước qua bàn một người đàn bà
địa phương ăn vận trùm kín chỉ chừa khuôn mặt, tôi cũng chào hỏi lịch sự
như tôi đã với hai người đàn ông kia. Không thèm chào lại và cũng chẳng
nhìn lên, bà ta liếc nhanh trên tờ giấy rồi đóng dấu nghe cái cộp, cũng
vất trả lại trên bàn như người kia. Tôi biết họ không thù hằn hay ghét
bỏ gì cá nhân tôi vì họ làm như thế của họ đối với tất cả mọi người khác
trong nhóm tôi. Tôi tự hỏi rồi sẽ ra sao với một dân tộc như thế?
Trong
khi chờ đợi các người khác trong nhóm, tôi bước ra ngoài, vào tiệm mua
một ly kem để giải nhiệt và để có dịp quan sát chung quanh. Người bán
hàng là hai cô gái trẻ Philippines mà tôi nhận ra giọng tiếng Anh đặc
thù của họ nhờ đã sống hơn 2 năm ở Phi. Một cô cho biết chủ của tất cả 5
hàng quán này là người địa phương, họ được mướn qua trung gian đến đây
đứng bán hàng. Tôi được biết dân sinh quán ở đây không làm những việc
chân tay, nếu phải thì làm cho chính phủ; còn làm ăn tư thì làm chủ, chứ
không làm nhân công. Hầu hết họ thuê mướn người từ các nước nghèo qua
giúp việc nhà cho họ, ngay cả đứng bán hàng. Nhìn qua nhà hàng ăn kế
bên, mấy người nấu nướng và bồi bàn đều là người Ấn Độ và Bangladeshi,
không thấy chủ ở đâu.
Bàn kế bên là một gia đình người bản xứ có
vẻ giàu có, hai vợ chồng trạc 35 tuổi. Người chồng mặc áo dài toàn trắng
(keffiyeh) từ cổ đến chân, đầu đội khăn vấn cũng màu trắng làm nổi bật
một sợi dây được bện lại màu đen to như giây thừng, xếp chồng lên nhau,
trên đỉnh đầu dùng để giữ khăn choàng khỏi bị xô lệch. Khuôn mặt anh ta
rắn rỏi, nước da nâu sáng với hàm râu quai nón đen tỉa kỹ càng, tương
phản với màu trắng của toàn bộ quần áo đang mặc, vì ngồi xoay lưng lại
phía tôi nên lộ ra hàng chữ “Ivenchy” ngay góc chéo khăn đội đầu. Cái
này Việt Nam mình gọi là hàng hiệu đấy.
Người vợ, ngược lại, áo
dài và khăn đội đầu (hijab) đen huyền, lộ ra một khuôn mặt thật đẹp với
mũi cao, da khá trắng, đặc biệt đôi mắt đen láy với hàng lông mày thanh
tú hòa vào một màu đen của trang phục cũng tương xứng không kém. Kế bên
là một túi xách tay cũng màu đen rất đẹp, chắc cũng hàng hiệu mà vì ngồi
xa nên tôi không đọc được tên hoặc vì tôi nhà quê chẳng biết gì về túi
xách phụ nữ.
Đi theo họ là 2 cô bảo mẫu người Phi, một cô lo rượt
theo thằng bé khoảng 4,5 tuổi và cô khác đang ẵm một em bé còn sơ sinh
trên tay trong khi người vợ, bà chủ đang thưởng thức ly kem.
Khi
trở lại quầy làm visa coi mọi người đã xong chưa, tôi giật mình vì nghe
ai đó nói tiếng Việt Nam với giọng Nghệ An đặc thù không lẫn vào đâu
được. Ngó sang bên trái, tôi thấy 3 người Việt Nam, nói đúng hơn 3 người
đàn ông Việt Nam, hai thanh niên còn rất trẻ và một ông trung niên với
quần khaki mầu xanh cứt ngựa, có vẻ là trưởng nhóm hay bí thư của tổ tam
đầu đội nón cối cũng xanh lá cây, cái nón mà tôi ghét cay ghét đắng. Cả
ba trông quê mùa, ốm yếu, ăn mặc kỳ quặc trong những bộ quần áo rẻ tiền
“ma dzê in China”. Cả ba đang bàn tán sôi nổi, nghe loáng thoáng, tôi
hiểu họ đang gặp rắc rối vì ngôn ngữ bất đồng với nhân viên di trú. Định
chụp tấm hình của họ, nhưng nhớ lời dặn dò của cô hướng dẫn là không
được chụp vì người địa phương dễ hiểu lầm, nên thôi.
Vội vàng, tôi bước đi không ngoảnh lại nhìn họ, như thể tôi không có gì liên quan và chưa từng thấy họ.
Chúng
tôi lại tiếp tục bay đến một quốc gia khác trong vùng, nơi tôi làm
việc: Cũng bụi mù trời, cũng sỏi đá khô cằn, cũng cái nóng khắc nghiệt
đến nỗi ra đường mang dép mà tôi cứ tưởng như đang hơ đôi chân trần trên
ngọn lửa.
Nơi chúng tôi ở và hàm việc là một phi trường quân sự.
Hằng ngày, ngoài đi làm ra thì không có thú vui nào giúp thời giờ qua
mau ngoài coi phim mà tôi đem theo trong một cái ổ cứng (External
Hard-drive). Nơi tôi ở là một nhà tiền chế bằng tôn gồm 7 căn phòng. Ba
người chúng tôi được chia cho một căn phòng gần 100 mét vuông được trang
bị máy lạnh chạy suốt ngày đêm. Có nệm nhưng hơi cứng làm tôi đau lưng
hết mấy ngày cho đến khi mua được 1 tấm nệm mút (memory foam) từ PX
(Post Exchange). Phòng tắm và vệ sinh tập thể ở cùng trong căn nhà, cửa
ra vào có mã số (code/combinations) để mở và đóng rất an toàn.
Mấy
ngày đầu, tôi còn lê gót lãng du khám phá khắp nơi vì cái phi trường
quân sự này rộng lớn như một thành phố nhỏ, có cả xe bus, vài tiệm
Pizza, burger, tiệm hớt tóc và đấm bóp mát xa (mà không mát gần nhé),
sau vì nhiệt độ quá nóng làm rát bỏng da mặt nên tôi không còn thích thú
đi dạo sau khi làm việc.
Xung quanh căn nhà là những hàng rào bê
tông cao đến 15 ft, dày khoảng 16 in. hình chữ T dựng ngược, được xe
cẩu mang lại để bảo vệ che chắn trong trường hợp bị tấn công bằng đạn
pháo.
Muốn mua sắm thêm quần áo, đồ dùng thì có vài cửa tiệm tư
nhân và hai tiệm PX không phải trả thuế (sale tax) như ở nhà. Cũng có
vài nhà hàng ăn nấu theo thực đơn, nhưng bạn phải trả tiền túi, trong
khi ăn ở DFAC (Dining Facility) của trại thì không tốn tiền mà đồ ăn,
uống thì ê hề, phủ phê. Có thể ăn ngày 4 bữa, tắm rửa ngày 2, 3 lần nếu
muốn. Thêm nữa, tiền lương được trả rất cao để bù lại những nguy hiểm,
thiếu tiện nghi, và xa nhà, nên khi xài tiền không cảm thấy do dự lắm.
Nước uống thì có nước đóng chai không tốn tiền, chúng tôi được khuyên
không nên uống nước từ vòi (tap water) dù cũng là nước ngọt, tôi đã thử
nếm và phải phun ra, không thể uống được vì nó hơi kỳ kỳ và lờ lợ.
Chúng
tôi 4 người được cấp cho một chiếc Toyota Land Cruiser lái đi làm thật
là tiện lợi vì không phải đợi xe bus dưới cái nắng nung người của vùng
sa mạc này.
Nhìn những người lao công đến từ các nước thứ ba mà
tội nghiệp cho họ, họ chờ xe bus, vài người phải trùm khăn kín đầu, che
mặt, đeo kính râm vì họ phải làm việc ngoài trời; ai may mắn thì làm
việc trong nhà ăn hoặc nhà giặt quần áo, hoặc bảo trì, thì đỡ hơn nhiều.
Hầu hết họ được mướn qua những công ty trung gian đến đây từ Ấn Độ,
Bangladesh, Nepal, Bhutan, Kazhastan, Philippines, Mông Cổ, các nước
châu Phi và từ các nước Đông Âu cộng sản cũ, nhưng họ không mướn người
Việt Nam và Tàu vì hai nước đó vẫn còn là những nước cộng sản.
Khi
đêm xuống, đèn điện sáng choang, không khí và bụi bặm đã lắng xuống, và
cái nóng đã giảm đi rất nhiều tuy vẫn còn cảm nhận được nhiệt lượng từ
những bức tường bê tông tỏa ra. Ngoài những con đường chính được trải
nhựa, còn lại là đường đất thỉnh thoảng được trải sỏi cho bớt bụi, tất
cả mọi nơi, mọi tòa nhà, hay trại lính đều được đèn thắp sáng rực và
thật sáng vì an ninh.
Tôi đứng gần một nhà ăn, ngắm người qua lại
tấp nập, người chuẩn bị đi ăn tối, kẻ đang trên đường về lại nhà ngủ,
vài chiếc xe hơi ngừng lại nhường cho những người chạy bộ thể dục đi
qua. Một xã hội thật năng động ở một nơi xa xôi mà như cuộc sống ở một
thành phố nhỏ kiểu Mỹ. Chắc giờ này vợ tôi cũng vừa đi làm về, hai đứa
con đang coi TV hay làm bài tập, rồi chơi game.
Hít một hơi thật
dài, tôi thả bộ chậm rãi trên con đường lát sỏi dẫn về phòng ngủ. Nằm
trên giường, giòng suy tư đưa tôi ngược về ký ức những ngày còn thơ ở
Sóc Trăng, miền Nam thân yêu của tôi, khi nhìn thấy những người lính Hoa
Kỳ xa nhà đến chiến đấu cho đất nước tôi, chắc họ cũng nhớ nhà? Chắc họ
cũng có những ước mơ thật đơn giản như tôi bây giờ? Và giờ đây, tôi và
những người lính Hoa Kỳ khác cũng đang cùng chiến đấu, mỗi người một
cách khác nhau trong khả năng, để cho hậu phương, gia đình mình được an
bình, hạnh phúc.
Tôi đang hoàn tất nghĩa vụ của mình với nước Mỹ
và tin rằng hầu hết những người tị nạn đã được nước Mỹ mở vòng tay đón
nhận đều sẵn sàng đóng góp một chút gì đó cho quê hương mà họ đang sống
vì Freedom is not Free (Tự do đều có giá của nó).
Nguyễn Văn Tới
No comments:
Post a Comment