Tổng Thống Trump để ra nhiều mục tiêu khi ra tranh cử, trong đó
có lời hứa sẽ dọn sách đầm lầy - “drain the swamp” - để thanh lọc các cơ
quan chính phủ nhằm tiết kiệm đồng tiền đóng thuế của dân chúng, không cho phép
ai lạm dụng hoang phí; dù là những nhân viên tham những hay những tổ chức trung
gian.
Trong tuần lễ thứ hai sau khi nhậm chức, Tổng Thống Trump đã nêu
ra ý định loại bỏ cơ quan USAID vì theo ông, cơ quan này tiêu tốn của ngân sách
hàng chục tỷ đô la mỗi năm cho nhiều chương trình phi lí, vô bổ; nhưng lại đầy
rẩy sự lạm dụng và tham những. Ông Elon Musk, Bộ Trưởng DOGE (Department of
Government Efficiency), đã nhận xét rằng USAID là một cái ổ những con sâu bọ (A
bowl of worms). Theo ông, USAID đã mang quá nặng tính cách chính trị đảng
phái mà không còn cách nào để sửa sai được.
Tại sao có USAID?
Hoa Kỳ, từ hơn nửa thế kỷ vừa qua, đuợc xem như một đất nước
giàu mạnh, dân chúng hào phóng mà cả thế giới xem như con bò vàng để vắt nguồn
sữa mà họ tận tình khai thác vì coi như bất tận!
Để giữ vai trò lãnh đạo khối thế giới tự do, năm 1961, Tổng Thống
John Kennedy đã ký Sắc Lệnh thành lập cơ quan Phát Triển Quốc Tế, viết tắt là
USAID (US Agency for International Development). Mục tiêu của USAID là viện trợ
nhân đạo, kinh tế và quốc phòng cho hơn 100 quốc gia trên thế giới nhằm giúp đỡ
phát triển về mọi mặt để đủ sức chống trả sự xâm nhập và bành trường của khối Cộng
Sản. Cơ quan này thuộc Bộ Ngoại Giao với số nhân viên hùng hậu (10,235),
và ngân sách lên tới 50 tỷ đô la mỗi năm.
Thời chúng tôi còn thanh niên, mới tiếp xúc với văn minh văn hoá
của Hoa Kỳ, thành ngữ “xài sang như Mỹ” đuợc nghe hàng ngày trong cuộc sống để
nói lên nền kinh tế sung mãn, cách tiêu xài rộng rãi của người Mỹ. Thời đó, Hoa
Kỳ là một thiên đàng mà bất cứ ai cũng ước mơ.
Từ
thập niên 1960, nhờ vào viện trợ của Mỹ, dân miền Nam có một cuộc sống tương đối
cao với khá đủ tiện nghi như radio, cassette, máy ghi băng, máy ảnh, TV, xe gắn
máy, tủ lạnh, thực phẩm cao cấp… Hình ảnh thường thấy trên các bao gạo, bao bột
mì, các thùng hàng tiêu dùng là lá cờ Mỹ, ở giữa phần sao và sọc là hai bàn tay
đang siết vào nhau thân ái.
Trong ngân khoản viện trợ tế năm 2023, ngoài số tiền $43 tỷ
cung cấp cho các cơ quan phi chính phủ (NGO) trong nước, USAID đã cung cấp
cho các nước ngoài $72 tỷ. Số tiền này nằm ngoài số $177 tỷ từ bộ
quốc phòng cũng như bộ tài chánh viện trợ cho Ukraine.
Các nước nhận nhiều tiền nhất là Ethiopia, $1.7 tỷ; Jordan,
Somalia, Afghanistan, $1 tỷ cho mỗi nước; các nước Congo, Syria, Nigeria,
Yemen và South Sudan nhận được mỗi nước từ $740 triệu đến $936 triệu.
Số tiền $46 tỷ còn lại chia cho gần 100 nước khác. Việt Nam cũng nhận
được $240 triệu (trong đó có $29 triệu cho vấn đề Orange Agent, $65 triệu
cho các dự án xã hội, $21.5 triệu cho y tế công cộng, $100 triệu cho
giáo dục cộng đồng, và $20 triệu cho các dự án vệ sinh công cộng).
Tài liệu của Newsweek cho các con số như sau:
USAID phân phối $72 tỷ đô la cho khoảng 130 quốc gia, trong đó $10.5 tỷ cho các vấn đề nhân đạo, $7 tỷ cho y tế, $1.3 tỷ cho nông nghiệp, $881 triệu để chống bệnh AIDS, lao phổi và sốt rét, $330 triệu cho cứu trợ thực phẩm ở Afghanistan. Thử xem qua vài nước nhận viện trợ (chỉ kể các nước nhận viện trợ trên 100 triệu đô la):
Ukraine nhận nhiều nhất,
$16 tỷ; kế là Ethiopia, $1.7 tỷ; Jordan, $770 triệu; Afghanistan, $1.1 tỷ;
Somali, $958 triệu; Syria, $891 triệu; Mexico, $727 triệu; South Sudan, $560
triệu; Nigeria, $491 triệu; Yemen, $441 triệu; Kenya, $435 triệu, Colombia, $395
triệu; Bangladesh, $337 triệu; Sudan, $336 triệu; Mozambique $287 triệu;
Iraq $236 triệu; Pakistan $223 triệu; Egypt $206 triệu; Venezuela, $205 triệu;
Tanzania, $183 triệu; Nigeria, $162 triệu; Mali, $158 triệu; Honduras, $146 triệu;
Peru, $143 triệu; Zambia, $131 triệu; Sri Lanka, $128 triệu; India, $118 triệu;
Guatemala, $115 triệu; Ghana, $107 triệu; Zimbabwe, $107 triệu; Indonesia,
$97.5 triệu; South Africa, $91.5 triệu.
Nguồn: https://www.newsweek.com/usaid-map-counties-most-mon
Cho Nhiều, Nhưng Chẳng Nhận Bao Nhiêu
Quí vị xem qua danh sách, có thấy hầu hết là các nước Phi
Châu, Trung và Nam Mỹ là những nơi có những nhà cầm quyền độc tài, tham nhũng bậc
nhất. Dù được viện trợ hào phóng hàng chục năm, vẫn nghèo khổ lạc hậu. Đó
là vì tiền viện trợ chưa hẳn đến tay họ 100%, và sau đó thì thường chạy vào
túi các viên chức chính phủ và các tổ chức trung gian hơn là vào tay người dân
đang nghèo khó cần giúp đỡ. Tất cả các khoản viện trợ, chắc chắn làm giàu
thêm cho đám tài phiệt ngân hàng, vũ khí, doanh nghiệp, địa ốc… Đó là để trả lời
câu hỏi tại sao viện trợ Mỹ vô hiệu quả và dân các nước đó không hề biết ơn,
thân thiện với Mỹ.
Trong tổng số tiền viện trợ này, DOGE phê phán gắt gao những
ngân khoản bị lạm dụng và hoang phí, như $1.5 triệu cho nước Serbia để thức thi
kế sách DEI mà hiện chính phủ Hoa Kỳ và các doanh nghiệp đang xoá bỏ ví bất
công và phi lý. Khi nhìn vào danh mục các khoản trong chương trình viện trợ,
chúng tôi không khỏi ngạc nhiên và phẫn nộ khi thấy họ chi hàng trăm triệu đô
la tiền mồ hôi chúng ta để dùng vào những việc tào lao cho dân chúng các xứ xa
lạ. Ví dụ ngân sách viện trợ năm 2023 dành $50 triệu để mua bao cao su
(condoms) cho dân Palestine ngừa bệnh AIDS; $1.5 triệu vận động và quảng cáo
dùng bao cao su ở Kenya, $27 triệu để dạy nghề may đan cho dân Morroco, $20 triệu
để thực hiện các show truyền hình khuyến khích trẻ em đi học ở Pakistan…
Trong khi đó, ngay tại đất nước từng giàu mạnh của chúng ta, hạ
tầng cơ sở ở Mỹ đã xuống cấp nghiêm trọng. Rất nhiều con đường trong nhiều
thành phố bị nứt nẻ, ổ gà, ổ voi nhưng chỉ được vá víu một cách thô sơ. Vài năm
một lần thì chỉ ‘sơn’ rải lên một lớp nhưa mỏng; xe chạy vài thàng là trơ lớp sỏi
bên dưới. Dân vô gia cư nằm la liệt các con đường, công viên. Nhiều khu dân cư ở
các thành phố lớn nhỏ bệ rác, tan nát không khác gì khu ngoại ô ở các nước
nghèo. Có khoảng 42.4 triệu người Mỹ đang lãnh tiền trợ cấp lương thực; có khá
nhều khu vực mà tỷ lệ dân sống dưới mức nghèo khó lên tới 40%. Đáng buồn mà thừa
nhận rằng, ngày nay Hoa Kỳ không còn so sánh với Trung Hoa, Nhật Bản, Singapore
và nhiều nước khối Euro về lãnh vực phát triển. Số nợ công của Hoa Kỳ hiện là
hơn 36 ngàn tỷ đô la, chia ra mỗi người dân gánh nợ 105 ngàn đô la.
Việc viện trợ cho các nước là điều cần
thiết, không ai chối cãi điều này. Nước giàu giúp cho nước nghèo. Đó là đạo lý. Người ta chỉ
giúp cho qua cơn ngặt nghèo, cứu đói, cứu nguy; chứ không ai nuôi ai trường kỳ.
Viện trợ
là phải nhắm vào hiệu quả, đạt được sử ủng hộ, biết ơn của dân các nước chứ không phải
vung vải ra một cách thiếu tính toán cho những nhu cầu vô lý. Tiền viện trợ còn
làm mập cho rất nhiều viên chức có liên quan. Chắc quí vị không quên việc Nga
trả cho cựu Tổng Thống Bill Clinton mỗi bài diễn văn số tiền 500 ngàn đô la, vì
vợ của ngài Bill lúc đó đang làm Bộ Trưởng Ngoại giao, có quyền rất lớn trong
việc phân phối ngân sách ngoại viện, và cũng có quyền bán cho Nga 20% trữ lượng
Uranium của Hoa Kỳ; Quí vị chắc cũng nhớ quí tử của ông Phó Tổng Thống Joe
Biden có trong tay quyền ban phát viện trợ, là cậu Hunter Biden. Dù không kiến
thức kinh nghiệm gì về dầu mỏ, nhưng cậu được Ukraine đưa vào ghế Hội Đồng Quản
Trị Công Ty Burisma; ngồi chơi không bên Mỹ mà lãnh hàng triệu tiền lương mỗi
năm.
Có Cần Duy Trì Ngoại Viện Không?
Phe Dân Chủ chưa gì đã la lối rằng việc hủy bỏ USAID là vi hiến,
là tàn nhận, đi ngược lại truyền thống nhân ái của người Mỹ. Thật ra, ">Tổng
Thống Trump tuyên bố cứng rắn là sẽ đóng băng ngân sách ngoại viện trong 90
ngày, hủy bỏ nhiều chương trình của USAID để duyệt xét lại sự chi tiêu nhằm bảo
đảm phục vụ chính sách đặt ưu tiên cho quyền lợi Hoa Kỳ. Tân Ngoại Trưởng
Marco Rubio cũng lập lại ý của Tổng Thống Trump hôm thứ Năm 30 tháng Giêng vừa
qua với ba mục tiêu làm cho nước Mỹ an toàn hơn, mạnh hơn và thịnh vượng hơn.
Từ khi có Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ luôn đóng vai anh nhà giàu hào
phóng đóng góp đến một phần tư tổng ngân sách của tổ chức này. Nhưng mỗi khi có
nghị quyết quan trọng nào, thì đa số đều bỏ phiếu chống lại Mỹ mà ưu ái cho phe
kẻ thù là Trung Cộng, Nga, Iran… Ngay anh Việt Cộng, năm nào cũng nhận tiền của
Hoa Kỳ, nhưng có cải thiện gì về nhân quyền đâu?
Tại sao Hoa Kỳ ít được sự ủng hộ của đa số quốc gia khối thế giới thứ Ba dù đã bỏ ra hàng ngàn tỷ đô la viện trợ? Cha ông chúng ta có câu: “của cho không bằng cách cho.” Hoa Kỳ thất bại vì không đề ra mục tiêu đúng đắn, sự quản lý lỏng lẻo, và nhân sự yếu kém.
Dĩ nhiên nước nào đem của đi cho cũng có nhiều mục tiêu, mà nhân
đạo chỉ là bề mặt nổi bên ngoài. Trong điểm có khi là chính sách thực dân, khai
thác tài nguyên; mà thường là kết bè bạn, gây ảnh hưởng, duy trì sự có mặt
trong cuộc đối đầu với các thế lực thù địch. Trung Cộng, từ khi trổi lên về
kinh tế, đã đưa ra chủ trương “Một Vành Đại, Một Con Đường” liên kết nhiều quốc
gia từ Á sang Âu, Phi và Mỹ Châu để bành trướng thế lực và cạnh tranh với Hoa Kỳ.
Họ đã đẩy mạnh sự hiện diện ở Phi Châu từ nhiều thập niên. Năm 2024, Tập Cận
Bình đã tuyên bố sẽ bỏ ra 51 tỷ đô la cho Phi Châu trong ba năm tới để tiếp tục
kế sách cho vay dài hạn và đầu tư công nghiệp. Với kế sách này - được coi là
cái bẫy nợ (debt-trap policy) - các nước Phi Châu sẽ bị ràng buộc chặt chẽ
vào Trung Cộng. Trung Cộng chiếm hết hơn 60% tổng số công trình xây dựng ở Phi
Châu với hàng vạn thanh niên từ Hoa Lục qua làm việc như là một đạo quân để răn
đe. Chúng ta cần nhớ rằng Phi Châu là nguồn tài nguyên có nhiều khoáng sản rất
quí như platinum, uranium, kim cương, vàng. Về quân sự, năm 2016, Trung Cộng đã
chi 600 triệu đô la để thành lập một căn cứ rất lớn với hàng vạn binh sĩ đủ các
quân chủng ở Djibouti, khu vực Sừng Phi Châu, ngay cửa ngõ vịnh Suez. Trung Cộng
cũng mon men mò đến Panama ở Trung Mỹ định khai thác và kiểm soát yếu hầu thủy
lộ này của Mỹ và Đồng Minh. May thay, Tổng Thống Trump kịp thời lên tiếng và gửi
Ngoại Trưởng Rubio đến Panama thương lượng để nước này hứa hủy bỏ các hợp đồng
với Trung Cộng.
Vì thế, Hoa Kỳ phải tiếp tục cạnh tranh với Trung Cộng
mà không nên bỏ hẳn chương trình ngoại viện. Tổng Thống Trump cần phải xét duyệt lại
mục tiêu, cải tổ toàn bộ từ chính sách, cách quản lý, đến nhân lực để hàng chục
tỷ đô la mỗi năm phải được tận dụng thích đáng và phục vụ cho quyền lợi thiết yếu
của cho Hoa Kỳ.
Đỗ Văn Phúc
qui vi oi dung bao gio quen than phan minh la dan ty nan thieu so da vang nha vi vay dung co cuong trump mot ten xao tra an noi mat day tho lo mot ten cuop mot ten toi pham gian ac mot ten da trang thuong dang ky thi chung toc coi dan thieu so chi la rac ruoi ruoi bo trong do co qui vi mong rang qui vi sang suot va dung co vo minh de nhan biet dieu tot nguoi tot va viec tot nha mong lam thay
ReplyDeleteStupid comment..!
Delete