Sunday, April 19, 2015

Những Canh Bạc Chính Trị Của Hoa Kỳ (Phần II) - Lê Quế Lâm.


VNCH trong tim tôi

Trong thời Nhật chiếm đóng Trung Hoa, Quốc Dân Đảng và Đảng CSTQ tạm thời hòa hoãn. Tưởng Giới Thạch ở Hoa Nam và Hoa Trung. Mao Trạch Đông ở Hoa Bắc. Trung Hoa là trụ cột của Đồng minh chống Phát xít Nhật nên trong thời gian này HK cử tướng Hurley làm đại sứ với nhiệm vụ hòa giải, dàn xếp một chính phủ liên hiệp Quốc Cộng. Khi Nhật đầu hàng, Hồng quân LS đang chiếm đóng Mãn Châu. Theo tinh thần hội nghị Postdam, lãnh thổ này giao cho TH, do đó TGT yêu cầu Stalin rút quân khỏi Mãn Châu. Khi quân LS rút đi, bộ đội của Mao đến thay thế, cuộc chạm trán xảy ra khi lực lượng QĐĐ tiến vào Mãn Châu. Đại sứ Mỹ tại TH -tướng Marshall cố gắng vận động hai bên Quốc Cộng hợp tác trong một chính phủ liên hiệp, nhưng bất thành, HK cắt đứt viện trợ và chấm dứt hợp tác với CSTQ.

Cuộc nội chiến bắt đầu từ tháng 6/1946. Lúc đầu HK yểm trợ đầy đủ nên Quốc quân kiểm soát được Hoa Bắc, nhưng tình trạng thối nát trong giới lãnh đạo Trùng Khánh càng mạnh, số vũ khí HK viện trợ cho Quốc quân lọt vào tay CS ngày càng nhiều. Đến năm 1948 được LS giúp đỡ mạnh mẽ Cộng quân bắt đầu tổng phản công. TGT yêu cầu Mỹ viện trợ nhưng không kết quả. Ngày 20/8/1948 Trùng Khánh thất thủ, sau đó toàn bộ TH rơi vào tay cộng sản. Phải chăng là canh bạc chánh trị mới của Mỹ ở Châu Á?

Sau khi Mao nắm quyền tại Hoa Lục, Stalin tin tưởng ở tinh thần đoàn kết quốc tế của khối CS nên tạm thời chấp nhận một sự phân công: LS phụ trách châu Âu giao TC phụ trách khu vực châu Á. Stalin cổ vũ chiến tranh giải phóng ở các nước thuộc địa, kêu gọi các “đồng chí quốc tế cộng sản” đã được huấn luyện ở Mạc tư Khoa hay Hoa Lục dấy lên các phong trào du kích và bằng tất cả những phương thức sẳn có kể cả chiến tranh qui ước để chận đứng kẻ thù chung là đế quốc Mỹ. Đáp ứng lời kêu gọi này, Kim Nhật Thành gây chiến ở Triều Tiên, Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh và Moscow nhờ Mao và Stalin yểm trợ lực lượng Việt Minh kháng chiến chống Pháp.

Lúc đầu Mao tích cực giúp KNT và HCM. Mao tin tưởng sẽ giúp KNT kiểm soát toàn bộ bán đảo Triều Tiên và yểm trợ HCM đánh bại Pháp ở Đông Dương. Các nhóm du kích cộng sản thân Mao ở ĐNÁ như Thái Cộng, Phi Cộng, Mã Cộng, Nam Dương CS…cũng giành được chính quyền. Mao sẽ hình thành khối Cộng sản Đông Á để đương đầu với khối CS Đông Âu. Tham vọng của Mao là tranh quyền lãnh đạo Thế giới Cách mạng với LS trong ước mơ “gió Đông sẽ thổi bạc gió Tây”.

Mưu đồ của Mao đã bị Mỹ bẻ gãy. Các cường quốc tham dự hội nghị Genève 1954 quyết định chia cắt Triều Tiên và VN theo nguyên trạng cũ mà Đồng minh đã quyết định năm 1945. Tuy nhiên, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa lại được Mỹ chấp nhận cho ngồi chung với 4 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An để giải quyết các xung đột ở Viễn Đông. Năm 1960, ông HCM lại phát động chiến tranh giải phóng MN. Năm 1971 Mỹ không dùng quyền phủ quyết, CHNDTH được gia nhập LHQ, trở thành ủy viên thường trực HĐBA, ngang hàng với HK và LS. Đầu năm sau Bắc Kinh trải thảm đỏ mời TT Nixon đến gặp Mao. Sau đó, Kissinger đến BK gặp Chu Ân Lai, hai bên thỏa thuận kết thúc chiến tranh VN bằng HĐ Paris 1973. Tháng 6/1973 Chu Ân Lai đến Hà Nội gặp Lê Duẩn, khuyến cáo CSVN nên để MNVN, Lào và Cam Bốt trung lập một thời gian. Mưu đồ của ông Lê Duẩn nhuộm đỏ ba nước Đông Dương để tăng cường phe xã hội chủ nghĩa đã bị TQ hợp tác với Mỹ làm phá sản.

Lê Duẩn lên án TQ âm mưu với Mỹ, phản bội CSVN, nhưng ông không sợ. CSVN sẽ thống nhất đất nước. Để giúp Hà Nội thực hiện quyết tâm đó, HK đã bỏ rơi VNCH đưa đến biến cố 30/4/1975. Sau khi đất nước thống nhất, VNDCCH trở thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN. Đảng Lao động VN trở thành Đảng CSVN. Đầu tháng 11/1978 Lê Duẩn đến Moscow cùng Brezhnev ký hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt Sô. Đến cuối năm 1978, Hà Nội đưa quân sang Cam Bốt lật đổ chế độ Pol Pot được Bắc Kinh hậu thuẫn. Một tuần sau TQ và HK thiết lập bang giao. Sau đó Đặng Tiểu Bình công du Mỹ, ông kêu gọi Mỹ, Nhật và các nước Tây Âu hợp tác với TQ trong Liên minh chống bá quyền LS. Bắc Kinh còn hô hào loại trừ chủ nghĩa bá quyền ra khỏi lãnh thổ Đông Âu, TC tự nhận là thành viên thứ 16 –thành viên không chính thức của khối NATO. Trên đường về nước, Đặng ghé Nhật và tuyên bố sẽ dạy “VN tên tiểu bá quyền khu vực một bài học”. Ngày 17/2/1979 TQ mở cuộc tấn công VN. Chiến tranh Đông Dương tái phát lần thứ ba, lần này diễn ra giữa ba nước cộng sản anh em: Khmer Đỏ, CSVN và CSTQ. Cuộc chiến này chấm dứt cũng là lúc LS và khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ.


Người viết xin trở lại bài “Thách thức hòa bình thế giới” của tác giả Phạm Đình Lân. Liên Sô sụp đổ năm 1991 được xem là chấm dứt chiến tranh lạnh giữa HK và LS. Nay TT Putin kích thích lòng tự hào quốc gia của người Nga bằng cách chứng tỏ Nga vẫn là một đại cường quốc quân sự với số lượng bom nguyên tử và đầu đạn nguyên tử tồn kho vĩ đại. Ông muốn gom các cựu Cộng Hòa Sô Viết trong LS cũ lại để tái lập một dạng liên bang mới như LS trước kia.

Năm 2008, Putin đưa quân can thiệp vào Georgia quê hương của nhà độc tài Stalin, tách rời Ossettia và Apkhazia ra khỏi xứ này, trở thành hai quốc gia không được nước nào trên thế giới công nhận. Đầu năm 2014, nhân lúc nhân dân Ukraine lật đổ tổng thống thân Nga là Yushochenko, quân Nga tiến về bán đảo Crimea, tổ chức trưng cầu dân ý tách rời Crimea ra khỏi Ukraine. Tháng 3/2014 Nga tuyên bố sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga mặc cho các nước phương Tây kể cả LHQ lên tiếng phản đối. Mặt khác Nga xúi giục người Ukraine gốc Nga hay nói tiếng Nga ở đông Ukraine nổi dậy đòi trở về với Nga. Hành động thô bạo của Nga ở Crimea, Ukraine là sự đe dọa hòa bình ở Châu Âu, nhưng Putin gặp hai trở ngại. Một là ở hướng Đông, TQ đang tìm cách lấn vào các Cộng hòa Sô Viết cũ ở Trung Á và Mông Cổ. Hai là Nga đang ủng hộ chế độ của TT Assad trong cuộc nội chiến ở Syria.

Nội chiến ở Syria bùng nổ từ năm 2011 giữa những thành phần nổi dậy chống TT Bashar al-Assad (Hồi giáo Shiite) được Nga và Iran (Hồi giáo Shiite) ủng hộ. Các quốc gia Á rập thuộc phái Sunni, trong đó có Vương quốc Saudi Arabia là trung tâm phát xuất Hồi giáo đa số theo phái Sunni đều muốn lật đổ TT al-Assad. Lực lượng chống đối TT Assad mạnh nhất là nhóm Hồi giáo khủng bố Al Nusra chịu ảnh hưởng của Al Qaeda và nhóm khủng bố ISI (Islamic State of Iraq) là chi nhánh của Al Qaeda ở Iraq. Năm 2013 ISI đổi tên là ISIL (Ismaic State of Iraq and Levant) còn có tên là ISIS (Islamic State of Iraq and Syria) Lãnh tụ của nhóm này là Abu Bahr al-Baghdadi, tự xưng là lãnh tụ IS (Islamic State).

Chiến tranh giữa Hồi giáo Sunni với Hồi giáo Shiite đã khai mào khi nhóm IS chiếm được các thành phố ở phía bắc Syria và vùng sản xuất dầu hỏa quan trọng ở bắc Iraq là Mosul. Nhóm IS có chủ trương Hồi giáo hóa thế giới. IS có lãnh thổ, có tài nguyên, có võ khí của Nga và Mỹ mà họ cướp được từ quân đội Syria và Iraq. Họ còn có nguồn tài trợ từ các nước Hồi giáo Sunni, cũng như chuyên viên quân sự của chế độ Saddam Hussein lẫn trốn trong nước sau khi bị liên quân Anh Mỹ đánh bại hồi năm 2003. Trong hàng ngũ IS có nhiều người từ các nước Hồi giáo khác đến, nhiều người mang quốc tịch Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức…Họ thị uy thế giới bằng cách chặt đầu các con tin Mỹ, Anh, Nhật và các nhóm Hồi giáo đối lập. TT Obama ví IS như ung thư có gốc rễ khắp nơi. IS hoạt động ở Trung Đông, hướng về Afghanistan sau khi Mỹ rút phần lớn quân đội ra khỏi nước này vào cuối năm 2014.

Còn TQ, nhờ các công ty lớn của các nước Tây phương nhất là HK và Nhật chuyển sang TQ đầu tư vì giá nhân công rẻ. Kinh tế TQ phát triển nhanh chóng, TQ phát triển kỹ nghệ quốc phòng, phát triển hải quân để làm bá chủ Đông Á như Nhật đã làm trong đệ nhị thế chiến. Đến đầu thế kỷ 21 kinh tế TQ vượt qua Nhật, chỉ đứng sau Mỹ. TQ bắt đầu xem thường Nhật và HK. Tranh chấp với Nhật về chùm đảo đá không người ở Senkaku. Ngăn chận các công ty ngoại quốc thăm dò dầu khí trong thềm lục địa VN mà TQ cho là nằm trên vùng Lưỡi Bò rộng 3 triệu cây số vuông thuộc chủ quyền của họ. Việc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông, sự xuất hiện của chiếc hàng không mẫu hạm mua của Ukraine và được tân trang, ở biển Đông. Việc lấp biển để lập đường bay …Tất cả cho thấy TQ chuẩn bị chiến tranh trong vùng. Đó là điểm nóng, nhưng chắc chắn không một quốc gia nào dám nổ súng trước sự gây hấn của TQ. Lò lửa chiến tranh chuyển lên Đông Bắc Á, nơi TQ đang lấp biển xây căn cứ như đã làm ở Biển Đông và theo dõi mọi chuyển biến chính trị ở Đài Loan. TQ luôn xem Đài Loan và Tây Tạng là vấn đề cốt lõi của họ. Khuynh hướng Đài Loan muốn độc lập khiến TQ bố trí hỏa tiễn hướng về đảo quốc này để răn đe, trong khi Nhật sẳn sàng ra tay trước để tự tồn khi thời cơ đã chín muồi.

Tóm lại, theo tác giả Phạm Đình Lân: Nga, Trung Quốc và các nhóm Hồi Giáo khủng bố là ba thách thức đối với hòa bình thế giới, cụ thể là HK. Vì nước này “vẫn là một đại cường lãnh đạo thế giới. HK vẫn là siêu cường kinh tế, quân sự và khoa học kỹ thuật trên thế giới. Đó là một quốc gia của sáng kiến, kể cả sáng kiến cờ bạc và tạo canh bạc chánh trị thế giới…” Tác giả không nói rõ canh bạc chánh trị thế giới của Mỹ như thế nào? Chỉ đặt câu hỏi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ra sao trong canh bạc sắp tới? Việt Nam sẽ nằm ở vị trí nào?


Người viết đã góp ý về những canh bạc của Mỹ trong thế kỷ qua, để từ đó có thể tiên liệu canh bạc sắp tới của HK sẽ diễn ra như thế nào? Thế kỷ trước, vì nền dân chủ tự do của các dân tộc Âu Châu, HK đã can dự và chiến thắng hai trận đại chiến thế giới. Tiếp theo là chiến tranh lạnh giữa LS và HK mà đấu trường chính là chiến tranh VN. Tháng 4/1975 HK rút lui khỏi VN. Ba nước Đông Dương lọt vào tay CS. Với biến cố này, lãnh tụ Sô Viết Breznhev tin tưởng Đế quốc Mỹ đã bước vào giai đoạn suy tàn. Ông tuyên bố trước Đại hội XXV Đảng CSLS (1976): “Chủ nghĩa tư bản đang trong tình trạng tổng khủng hoảng toàn diện” và “Xã hội tư bản chủ nghĩa là một xã hội không có tương lai”. Ông khẳng định “Sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu là bước tiến bất phản hồi của lịch sử”.

Phụ họa vào đó, tháng 12/1976 CSVN triệu tập Đại hội IV tổng kết chặng đường thắng lợi của Đảng, Lê Duẩn cho rằng: “Thất bại của Mỹ trong chiến tranh xâm lược VN đã đánh dấu một bước đi xuống của đế quốc Mỹ. Từ chỗ là cường quốc đế quốc chủ nghĩa số một, Mỹ đã sa sút nhiều về quân sự, chính trị, kinh tế, tài chánh kéo cả thế giới tư bản lún sâu vào một thời kỳ tổng khủng hoảng toàn diện và không phương cách cứu chữa. Xu thế phát triển của lịch sử rõ ràng là không thể đảo ngược”.

Nhưng chưa đầy một thập niên sau họ phải đương đầu với những hậu quả nặng nề của chiến thắng 30/4/1975. Rút lui khỏi VN, HK bước vào thời kỳ chiến lược sau VN: HK giải kết một số trách nhiệm, thực hiện chính sách bất can thiệp để tạo không khí hòa dịu trên thế giới thì LS mở rộng ảnh hưởng khắp nơi. Sau ĐD đến lượt Mozambique lọt vào tay CS năm 1975, Angola năm 1976, Etiopia năm 1977, Nam Yemen 1978, Nicaragua và Afghnistan năm 1979. Tình hình tại nhiều khu vực trên thế giới vì thế trở nên căng thẳng vì sự can thiệp trực tiếp của LS (Afghanistan) hoặc các nước đàn em của LS. Cựu TT Nixon thừa nhận sự rút lui của Mỹ khỏi VN “đã bắt mồi lửa cho một loạt chinh phục của các nước độc tài trên khắp thế giới trong lúc chúng ta rút vào một cuộc tự đày ải dài 5 năm trời”. Theo Nixon “VN là một thắng lợi quá lớn trong cuộc chiến của LS nhằm giành lấy sự kiểm soát Thế giới thứ ba, tối quan trọng về mặt chiến lược” (Richard M. Nixon, No More Vietnams, Arbor House, NY, 1981, P. 12/13) Không những hòa bình thế giới bị đe dọa mà uy tín và sức mạnh của Mỹ cũng bị xem thường. Giữa tháng 2/1979, Đại sứ Mỹ tại Afghanistan Adolph Dubs bị giết. Đến cuối năm, Giáo chủ Khomeini sau khi lật đổ chế độ Palhevi thân Mỹ ở Iran, đã ra lịnh chiếm đóng Tòa Đại sứ Mỹ ở Teheran và bắt tất cả nhân viên sứ quán làm con tin trong 444 ngày.

Trong bối cảnh đó, Ronald Reagan được bầu làm tổng thống HK (tháng 11/1980). Ông cho biết trong thời gian qua, trong lúc HK duy trì hòa bình thì LS vẫn tiếp tục gây ra tình trạng căng thẳng tại nhiều nơi và gia tăng củng cố sức mạnh quân sự. TT Ronald Reagan quyết tâm đương đầu với LS và tin rằng chỉ có thể thương thuyết với LS trên căn bản sức mạnh. Kế hoạch 5 năm xây dựng quốc phòng của TT Reagan với chi phí dự trù trên 1500 tỷ đô la là kế hoạch tái vũ trang lớn nhất của HK trong thời bình sau Thế chiến II. Brezhnev than vãn trước Đại hội XXVI Đảng CSLS (1981): “Tiến trình hòa dịu chậm lại và việc chạy đua vũ trang do chủ nghĩa đế quốc áp đặt là cả một gánh nặng đối với chúng ta”. Ông cho biết thêm: “Chủ nghĩa tư bản không ngừng trong sự phát triển”.

Để mang lại hòa bình ở VN, HK đề ra giải pháp: lực lượng bên ngoài không được can thiệp vào MNVN, nhân dân ở đây tự quyết định công việc nội bộ của họ. Những điểm chính của HĐ Paris 1973 về VN như: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; hạn chế việc đe dọa hoặc xử dụng vũ lực; không xâm phạm biên giới của nhau; tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; hợp tác giữa các quốc gia; tôn trọng quyền tự quyết dân tộc…đều được ghi trong Định ước cuối cùng của Hội nghị Helsinki (Helsinki Conference: Final Acts). Đó là nền tảng để duy trì hòa bình ở Âu Châu, được toàn thể 33 nước ở đây cùng Mỹ và Gia Nã Đại tham dự Hội nghị An ninh và Hợp tác Châu Âu (CSCE) ký kết tại thủ đô Phần Lan ngày 1/8/1975.

Định ước Helsinki đã trói tay LS không được can thiệp vào Ba Lan khi Công đoàn Đoàn kết đòi hỏi nhà nước CS Ba Lan phải thực hiện những biến đổi lớn trong xã hội. Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh do CĐĐK lãnh đạo đã làm rung động tận gốc rễ khối CS và Nhà nước Ba Lan. LS điều động lực lượng chiến xa dọc biên giới để sẳn sàng can thiệp như họ đã từng làm ở Budapest năm 1956 và Prague năm 1968. Để hỗ trợ nhân dân Ba Lan, Hội nghị thượng đỉnh các nước Cộng đồng Châu Âu ra bản tuyên cáo chung kêu gọi các thành viên ký kết Định ước Helsinki năm 1975 phải tôn trọng nguyên tắc bất can thiệp đối với vấn đề Ba Lan. Đức Giáo hoàng John Paul II cũng thông báo cho LS, nếu họ xua quân vào Ba Lan, Ngài sẽ trở về quê hương để chịu đau khổ với đồng bào của Ngài. Về phần HK, họ tuyên bố sẳn sàng cho nổ bom nguyên tử để bảo vệ hòa bình.
Công Đoàn Đơàn Kết Ba Lan đã thổi vào Đông Âu một luồng không khí tự do chưa từng có kể từ khi cộng sản nắm chính quyền. Tám năm sau, lãnh tụ LS Gorbachev tuyên bố tại Helsinki ngày 25/10/1989: “Chủ thuyết Brezhnev đã cáo chung, bất cứ quốc gia nào cũng có quyền quyết định vận mạng riêng của họ”. Trong chiến tranh lạnh, HK đã lùi một bước để mất MNVN hồi năm 1975, để tiến hai, ba bước làm cho khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, Đảng CSLS giải tán và Liên bang Sô Viết tan rã.

Chiến tranh lạnh sắp chấm dứt, HK lại can dự vào cuộc chiến vùng Vịnh (Gulf War) khi TT Saddam Hussein của Iraq đưa quân chiếm đóng Kuwait với mưu đồ thôn tính tiểu vương quốc này. Được LHQ phê chuẩn, giữa tháng Giêng 1991, HK lãnh đạo liên quân 34 nước đẩy lùi quân xâm lược Iraq ra khỏi Kuwait trong vòng 5 tuần lễ, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của xứ sở nhỏ bé này ở Trung Đông.
(Còn tiếp phần III: Canh bạc chính trị mới của Mỹ ở Trung Đông)
Lê Quế Lâm

No comments:

Post a Comment