Trại tù Stalag VII, ảnh mang tính minh họa
Cuộc đổi chác diễn ra
qua hàng rào dây kẽm gai tại trại tù Stalag VII-A của Đức Quốc xã trong Thế
chiến 2. Bên kia là trại giam tù người Ý, bên này là trại tù binh đồng minh.
Một người lính Ý có hai thỏi kẹo chocolat và gạ đổi chiếc nhẫn bằng vàng của
Thiếu úy David C. Cox. Đói, Thiếu úy Cox thèm đường. Cơm tù chỉ gồm canh lểnh
loãng đầy sâu và bánh mì đen lẫn cát .
Thiếu úy Cox nhìn hai
thỏi chocolat thèm chảy nước miếng. Nhưng nhìn xuống chiếc nhẫn anh tiếc. Anh
nhớ lại ngày anh có bằng phi công, ngày cưới vợ – cô Hilda tóc vàng xinh đẹp –
và ngày lên đường theo đơn vị đi Âu châu bố mẹ cho anh chiếc nhẫn. Cox là con
một chủ trại cưa gỗ làm ăn phát đạt tại Greensboro, bang North Carolina. Vào
đại học chưa xong một học kỳ anh bỏ học nhập ngũ, đăng vào ngành Không quân của
Bộ binh để học bay. Chiến tranh bùng nổ, Thiếu Úy Cox được điều qua Âu châu lái
máy bay phóng pháo B-17 oanh tạc lục địa Đức và vùng Pháp bị Đức chiếm. Tháng
Ba năm 1943 máy bay anh bị bắn cháy, anh liều chết lái máy bay đáp xuống đất
Anh. Năm trong 10 phi hành đoàn tử thương. Thiếu úy Cox được ban thưởng Huy
chương Bay Danh dự (Distinguished Flying Cross) một huy chương cao quý nhất
trong ngành bay của quân đội Hoa Kỳ. Tháng 7 năm đó phi cơ anh bị bắn hạ trong
vùng Đông Nam nước Đức. Thiếu úy Cox bị bắt khi dù vừa chạm đất. Anh bị giam tại
trại Stalag Luft II, một trại tù dành cho sĩ quan Không quân đồng minh. Tại đây
phòng trại tươm tất và ăn uống đầy đủ. Tù nhân có đủ thì giờ chơi thể thao, ca
hát và hoạt động văn nghệ. Một số sĩ quan lợi dụng sự dễ dãi của trại bí mật đào
hầm trốn trại. Vụ trốn trại năm 1944, có 76 tù nhân tham dự. Giám đốc trại ra lệnh
biệt giam tất cả tù còn lại. Một Đại Tá Mỹ phản đối (cho là trái với quy ước
Geneva về tù binh) bị viên sĩ quan giám trại bắn chết tại chỗ. Trong số 76 người
đi trốn, chỉ thoát 3 người. 73 sĩ quan bị bắt lại. Đích thân Hitler ra lệnh xử
bắn 50 sĩ quan chủ chốt bằng súng liên thanh .
Qua năm 1945 tình hình
chiến tranh diễn biến thuận lợi. Phòng tuyến Âu châu xích dần về phía Đông mang
đến một không khí lạc quan trong trại .
Thình lình khuya ngày 27
tháng Giêng năm 1945, giữa mùa Đông đầy tuyết và lạnh giá trưởng toán thông báo
các tù binh phải sẵn sàng hành trang để chuyển trại trong vòng nửa giờ. Toán sĩ
quan Không quân và hơn 10.000 tù binh khác bị buộc đi bộ suốt đêm hôm đó và 2
ngày kế tiếp. Ai không đi nổi bị bắn hoặc bỏ chết trên băng tuyết. Sau đó đoàn
tù được xe chở như súc vật trong 2 ngày đêm nửa đến trại Stalag VII-A cạnh
thành phố Moonsburg trong tỉnh Bavarian. Trại có khả năng giam 10.000 tù nhân,
thì hiện có 80.000 sống chen chúc trong các khu nhà tiền chế và lều vải dơ bẩn.
Sau 2 tháng ở trại
VII-A, Thiếu úy Cox – dù mới 26 tuổi – mất sức dần và nếu không có gì bổ dưỡng
chắc anh sẽ bỏ mình trong trại giam.
Nhìn hai thỏi kẹo
chocolat bên kia hàng rào dây kẽm gai anh biết đó là vật cứu sống mình. Vừa
tháo chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay anh nghĩ đến Hilda và tất cả tình thương bố mẹ
gởi gắm nơi chiếc nhẫn khi tiễn anh đi rồi chìa chiếc nhẫn qua cho người tù
binh Ý.
Tháng Tư năm 1945, Sư
đoàn 14 thiết giáp của tướng George Patton chiếm trại tù VII-A. Thiếu úy Cox
trở về North Carolina đoàn tụ với Hilda và 10 tháng sau Cox Jr. ra đời. Sau Cox
Jr. có thêm em trai, Brad và một em gái, Joy.
Sau khi giải ngũ Thiếu
Úy Cox cùng với một người anh mở dịch vụ đắp bánh xe cũ và trở nên giàu có. Cox
Sr. mua nhà tậu xe, sống thoải mái, nhà không khi nào vắng bóng bạn bè, party, yến
tiệc .
Bề ngoài Cox Sr. có vẻ
thoải mái, nhưng không ai biết ông mang tâm bệnh do những phi vụ bỏ bom và
những năm tháng tù đày căng thẳng, một chứng bệnh bây giờ gọi là bệnh “Loạn tâm
thần do áp lực tinh thần” (Post-traumatic Stress Disorder- PTSD,) hồi đó y khoa
chưa xác định bệnh trạng .
Mấy người con không biết
cha bị bệnh chỉ biết ông càng ngày càng khó tính không chịu được. Buổi sáng
nhại lính Đức canh tù ông rang rảng đánh thức các con dậy bằng cách hét vào tai
chúng Raus, Raus (tiếng Đức Raus là dậy, dậy). Trong buổi cơm chiều nếu con hay
vợ quên dùng ruột bánh mì vét dĩa cho sạch là ông đem chuyện đói trong tù ra
giảng luân lý cho cả nhà nghe giờ này qua giờ khác. Sau giờ làm việc ông ngồi
nơi phòng khách, trầm ngâm uống rượu, điếu thuốc không rời khỏi môi. Bà Hilda
dặn các con đừng sinh chuyện gì trong những lúc đó. Một lỗi nhỏ là cớ để ông la
mắng suốt buổi. Sau khi bác sĩ phát hiện bà Hilda bị bệnh khó thở (emphysema), ông
Cox vẫn hút thuốc nhả khói đầy nhà làm cho quan hệ vợ chồng giữa ông bà trở nên
lạnh nhạt dần. Ông nói: “Bà ấy bệnh chứ tôi có bệnh đâu mà bảo tôi phải bỏ
thuốc lá.” Ở sở ông Cox sinh sự với nhân viên đến độ anh ông phải chia phần hùn
và bảo ông nghỉ việc. Ông Cox đầu tư vào kinh doanh khác, nhưng thất bại và gia
đình trở nên túng bấn.
Đầu thập niên 1960, khi
Cox Jr. vào tuổi 16, 17, bệnh tình ông Cox trở nên nặng. Ông uống rượu nhiều hơn,
nếu không la mắng vợ con thì ông ngồi yên miệng lẩm bẩm về những phi vụ bỏ bom xuống
những người dân vô tội.
Năm 1984 bà Hilda qua
đời, Ông Cox đưa chiếc nhẫn giả cho Cox Jr đeo. Mỗi khi nhìn chiếc nhẫn lỏng
lẻo nơi ngón tay, David Jr. vừa tự hào vừa buồn vì cha. Năm 1993 bác sĩ xác
định ông Cox bị “bệnh lú lẫn” (dementia) và David đưa cha vào một khu giúp nuôi
người bệnh (assisted-living facility) tại thành phố Raleigh. Năm sau ông Cox 75
tuổi bị đột quỵ qua đời.
Thời gian đầu ông Kiss
đeo chiếc nhẫn để cầu may như lời bà nội. Sau đó ông tháo cất đi sợ nghề vẽ của
ông làm dơ chiếc nhẫn. Ông vẫn thắc mắc về gốc gác của chiếc nhẫn. Trên nhẫn có
ghi dòng chữ “Mother & Father to Davis C. Cox Greensboro, NC. 10-4-18-42”
nên ông đề chừng rằng nó là của một quân nhân Mỹ.
Ông Kiss nói với Mark
Turner: “Ông có thể giúp tôi tìm ra chủ của chiếc nhẫn hay ít nhất là thân nhân
của ông ta không ?” Ông Turner hứa sẽ làm.
Vào Google trên máy điện
toán, Mark Turner tìm thấy một luận án cao học của ông Norwood McDowell viết về
hành động anh hùng của một phi đội do Thiếu úy Cox chỉ huy trong thế chiến 2,
trong đó vỏn vẹn có 4 dòng nói về chiếc nhẫn và hai thỏi kẹo chocolat . Mark
Turner E-mail hỏi ông McDowell có biết ông David C. Cox hiện ở đâu không và ông
McDowell cho biết ông là con rễ của David Jr. con trai của Thiếu úy Cox trong
luận án, và nói luận án của ông dựa vào cuốn nhật ký chiến tranh của David Cox cha
để lại sau khi qua đời. Mark E-mail cho David Cox Jr. kể tự sự chiếc nhẫn ông
đang có trong tay. Cox Jr. thuật lại rằng, “đọc mail tôi thấy lạnh người, tưởng
là mộng mị. Tôi không tin mắt mình.”
Để kiểm chứng hai bên
E-mail qua lại trao đổi hình của chiếc nhẫn thật và chiếc nhẫn giả. David Jr.
giải thích các con số chạm trên chiếc nhẫn là ngày sinh của cha và năm ông ấy
nhận chiếc nhẫn. Thiếu úy Cox sinh ngày 4 tháng 10 năm 1918. Trong một mail
khác David Jr. gởi ông Kiss xin nhận lại chiếc nhẫn và bồi hoàn theo thời giá.
Ông Kiss từ chối không nhận tiền bồi hoàn kể cả lệ phí bưu điện.
Hai tuần sau, ngày
16/8/2013 David Jr nhận được chiếc nhẫn trong một chiếc hộp. Ngày mở hộp David
Jr gọi đủ vợ con, gia đình em gái gồm Joy, chồng, 3 con và ba nhà báo. Người em
trai đã chết năm 1999 vì chứng nghiện rượu. Ông run run kéo chiếc nhẫn ra khỏi
lớp giấy bọc sau cùng, trong khi em gái ông kêu lên “đẹp và kỳ diệu quá!” qua
nước mắt.
David nói: “Cha tôi
thấy chiếc nhẫn này lần cuối cùng khi trao nó qua hàng rào giây kẽm gai. Phải
chi ông còn sống để thấy nó trở về như chuyện trong mơ!”
David chưng hai chiếc
nhẫn thật và giả trong tủ kính nơi phòng khách. Thỉnh thoảng ông mang ra cho
bạn bè thân thiết xem và nói ông sẽ giữ nó cho con cháu như bằng chứng của một
phép lạ.
David tâm nguyện khi
điều kiện cho phép ông sẽ sang Đức thăm hai cặp vợ chồng tốt bụng Mark-Mindy và
Martin-Regina. Ông nói món quà tôi sẽ mang theo là kẹo chocolat.
Nov. 12, 2014
Trần Bình Nam phóng thuật
No comments:
Post a Comment