Có tốt với tôi
thì tốt với tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi xa người
Đừng đợi ngày mai đến khi tôi phải ra đi
Lúc muộn thì làm sao nói lời tạ ơn . . .
Ngày
nay, có một số người vì bận rộn với danh quyền lợi, họ đã để cho tình cảm gia
đình và nghĩa bằng hữu bị nguội lạnh phai mờ. Khi cha mẹ, anh em, và bạn bè còn
sống, họ chẳng chăm nom thăm hỏi nhau mà còn lấy cớ này lý nọ để bào chữa,
Có
những trường hợp khi cha mẹ già yếu, con cái đã tìm cách đưa đẩy cha mẹ già cho
anh cho chị cho em....Vì còn bận công kia việc nọ...Thế mà khi cha mẹ qua đời,
con cái tổ chức đám ma thật to, kẻ phúng người điếu nhộn nhịp, khóc than kể lể
hết lời, mua loại quan tài cho thật sang, xây mộ cho lớn, đắp bia cho đẹp. Có
phải đây là cách để gột rửa sự tệ bạc của mình đối với cha mẹ lúc còn sinh tiền
và che mắt thế gian không?
Thường
thì vào dịp Tết, lúc năm cùng tháng tận, người ta hay rộng lượng với nhau. Họ bỏ
đi các dị biệt cùng các xích mích đã có để cùng nhau tổ chức Tết để đón mừng
xuân và hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn trong năm mới. Cũng trong chiều hướng
này, khi biết tin thân nhân và bạn bè hấp hối hay đã qua đời mà trước đó có khi
cả hằng năm chẳng bao giờ họ liên lạc với nhau, người ta nghĩ rằng lúc này họ
nên bỏ ra chút thì giờ để đến thăm người hấp hối, nhìn mặt người chết một lần
chót. Có trường hợp người ta đi phúng điếu là để trả nợ vì trước đây người mà
nay qua đời hay bà con của người này đã đi phúng điếu thân nhân của họ. Trong một
số trường hợp khác, có những người cùng làm chung một sở hay ở cùng một nơi với
nhau; khi ở cơ quan hay hàng xóm có người qua đời, bạn bè và người hàng xóm rủ
họ đi phúng điếu thì họ đi, chứ chưa chắc họ thực sự muốn đi.
Có nhiều
trường hợp, con cái tệ bạc với cha mẹ và đối với cha mẹ không ra gì, nhưng khi
cha mẹ sắp qua đời, họ quây quần bên giường bệnh lúc cha mẹ hấp hối để tỏ ra
mình lo lắng và thương tiếc. Ngoài ra, họ còn có mục đích để xem cha mẹ có dặn
dò, trối trăn cho mình tiền của gì không.
Những người con có hiếu thường tổ chức đám
ma cho cha mẹ rất linh đình cốt để tỏ lòng hiếu kính một cách chân tình. Nhưng
cũng có trường hợp, các con làm đám tang cho cha mẹ một cách linh đình để gột rửa
sự bạc bẽo của họ đối với cha mẹ trước đây.
Đối với
những người đến phúng điếu, có nhiều trường hợp người ta đến phúng điếu chia buồn
với tấm lòng thành. Thái độ của họ nói lên tấm lòng sẵn sàng giúp đỡ cho tang
gia bất cứ lúc nào và bất cứ cái gì khi cần đến. Đời vẫn có những người tốt thực
sự và vô vị lợi. Có người đến phúng điếu vì họ đã từng ngưỡng mộ và tôn kính
người quá cố mà không có dịp nào được gặp tận mặt hay nói trực tiếp được một lời
trong lúc người ấy còn sống. Có trường hợp, người ta thân nhau nhưng lười liên
lạc nên khi nghe tin nhau bị bệnh hay qua đời họ đã cố gắng đến an ủi hay chia
buồn.
Một
số người thân nhau, họ không để ý đến nhau khi còn sống và cho đây là sự bình
thường. Trường hợp này cũng giống như người có tự do sẵn rồi thì không thấy tự
do là quan trọng. Đến khi mất tự do, họ mới thấy tự do là quí. Đối với mười
ngón tay của ta, khi bình thường ta không thấy ngón nào là ngón quan trọng. Nếu
vì lý do gì mà bị cụt đi một ngón, ta mới thấy thiếu thốn và bất tiện như thế
nào. Chính vì lý do này người ta mới ân cần thăm nhau khi bị bệnh, hay thương
tiếc nhau vô cùng khi đã mất nhau. Nói chung, đám tang có linh đình hay không,
và phần mộ có to và đẹp đẽ hay không, tất cả đều dành cho người sống và đều làm
rạng rỡ cho người còn sống. Chết là hết. Sau này có mâm cao cỗ đầy hay không
cũng chỉ là dành cho người sống. Việc đối đãi với nhau khi còn sống mới là quan
trong. Cần đùm bọc thương yêu và săn sóc nhau lúc sống chứ đừng để đến khi thân
nhân hay bằng hữu chết mới tỏ lòng thương tiếc. Chính vì thấy sự phiền hà khi
thân nhân phải tổ chức đám tang mà rất nhiều người khi sắp chết họ đã trối lại
là không nên làm đám tang linh đình, miễn phúng điếu, miễn thăm viếng. Họ không
muốn làm phiền ai và chỉ yêu cầu thân nhân làm đám tang thật đơn giản mà thôi.
Một
số người thì chú trọng vào việc ăn ở tốt với nhau lúc còn sống, sẵn sàng giúp đỡ
nhau, và sẵn sàng lo sống chết cho nhau trong mọi hoàn cảnh. Sống sao cho tình
nghĩa vẹn toàn để khi không còn có nhau nữa, họ không có gì phải hối tiếc. Đám
tang lớn nhỏ không thành vấn đề nữa. Phúng điếu hay không cũng vậy. Họ không vì
người đã chết mà làm phiền hà người khác hay để cho người ta kiếm ăn trên xác
chết của mình. Một số người khác tự lo trước cho cái chết của mình để khi nằm
xuống họ không làm phiền người nhà.
Có những người,
vì lợi ích chung của nhân loại, họ đã ký giấy hiến thân xác mình sau khi chết
cho các cơ quan nghiên cứu để làm phương tiện cho sinh viên trường thuốc học hỏi.
Ma chay trong trường hợp này không thành vấn đề nữa. Không còn phải sợ cảnh “ma chê cưới trách.”
Đây là một hành động thật là cao thượng và vị tha. Thật đáng được thán phục!
Nếu khi chúng
ta còn sống mà không thăm nom và săn sóc nhau thì những hành động làm ma chay
cho linh đình, phúng điếu, và phân ưu dành cho nhau khi có người qua đời, tuy
có cần thiết, nhưng vẫn mang tính cách lừa dối người và lừa dối chính bản thân
ta, nó không có một chút ý nghĩa nào cả.
Hãy thăm
nom, săn sóc, và giúp đỡ nhau lúc còn sống mới thật là có ý nghĩa và hữu ích.
Có như thế thì việc làm ma chay, phúng điếu, và phân ưu mới có ý nghĩa. Chết là
hết. Ta nên nhớ rằng tất cả những gì người sống làm cho thân nhân hay bạn bè đã
qua đời chỉ vì những người còn sống và giúp cho những người sống yên lòng mà
thôi.
Tuy nhiên, ta vẫn phải làm đám tang cho
người qua đời, nhưng chỉ nên làm giản tiện và làm những gì cần thiết mà thôi.
“ Góp nhặt “
Anh Thập chuyển
No comments:
Post a Comment