Sunday, June 16, 2013

Câu Chuyện Khoa Học Về Cha Đẻ Của Thuyết Tương Đối

 
Vị giáo sư triết học, là người vô thần, không tin có Thượng Đế, đứng trước lớp học của ông và nói:
- Để tôi nói cho các bạn biết là tôn giáo vốn có những điều không ổn đối với khoa học.
Ông liền chỉ một người trong đám sinh viên mới của ông và bảo anh ta đứng dậy:
- Này con, con là người theo đạo Tin Lành phải không?
- Thưa thầy, phải.
- Vậy thì con tin vào Đức Chúa Trời?
- Vâng, tuyệt đối như vậy.
- Vậy thì Đức Chúa Trời có tốt không?
- Chắn chắn rồi. Ngài rất tốt.
- Vậy thì Đức Chúa Trời toàn năng? Ngài làm được mọi sự không?
- Vâng, được mọi sự.
- Thế con là người thiện hay ác ?
- Kinh Thánh nói con là người ác.
Vị giáo sư hơi nhăn mặt:
- A ha! Kinh Thánh!  Ông trầm ngâm một chút.
- Đây, ta hỏi con.. Ví dụ như có một người bệnh ở đây và con có thể chữa được cho ông ta. Con có khà năng làm việc đó. Vậy con có muốn giúp ông ta không? Con có muốn thử giúp không?
- Thưa thầy, con sẵn lòng.
- Như vậy con là thiện.
- Con không dám nói như vậy.
- Nhưng tại sao không nói được? Vì con sẵn lòng cứu một người bệnh hoạn tật nguyền. Đa số chúng ta đều sẵn lòng. Nhưng Đức Chúa Trời thì không.
Người sinh viên không trả lời. Do đó vị giáo sư tiếp tục :
- Đức Chúa Trời không giúp, có đúng không? Người em của ta là một Cơ đốc nhân chết vì bệnh ung thư, măc dù cậu ấy cầu nguyện Chúa Jesus chữa lành cho. Làm sao mà nói rằng Chúa Jesus tốt cho được? Con trả lời điều đó cho ta được không? Cậu sinh viên vẫn đứng im lặng.
- Con không trả lời được phải không? Vị giáo sư nói. Ông chậm rãi lấy ly nước trên bàn hớp một ngụm để cho cậu sinh viên thời gian thư giãn. Ông GS lại nói:
 
- Thôi bắt đầu lại cậu ơi. Này, Đức Chúa Trời có tốt không?
- Eh... Vâng, tốt, cậu sinh viên nói.
- Thế Satan có tốt không? 
Cậu sinh viên không ngần ngại ở chỗ này:
- Không!
- Thế thì Satan từ đâu ra?
Cậu sinh viên yếu ớt:
- Từ Chúa mà ra.
- Đúng thế... Chúa tạo dựng ra Satan phải không? Hãy nói cho ta biết. Thế giới này có điều ác không?
- Thưa thầy, có.
- Điều ác ở khắp nơi, phải không? Và chính Chúa đã tạo dựng ra Mọi Sự, có đúng vậy không?
- Thưa đúng.
- Vậy thì ai tạo ra điều ác?
Vị giáo sư tiếp tục:
- Nếu Đức Chúa Trời tạo dựng ra mọi sự, vậy thì Chúa đã tạo ra điều ác, bởi vì điều ác hiện hữu, và theo nguyên tắc khoa học đã định nghĩa, thì Đức Chúa Trời là ác.
Thêm lần nữa, cậu sinh viên không có câu trả lời.
- Thế những bệnh tật, sự vô luân, thù hận, và những điều xấu xa, tất cả điều đó có thật không? Vị giáo sư nói.
- Vâng, đúng là có thật như thế. Cậu sinh viên cúi rùn trên hai chân của mình.
- Thế ai đã tạo ra chúng?
Cậu sinh viên lại không trả lời, nên vị giáo sư lập lại câu hỏi:
- Ai đã tạo ra chúng?
Lại vẫn không có câu trả lời. Thình lình, vị giáo sư bỏ đi đến trước lớp học, đi qua đi lại. Cả lớp như chết lặng trong ngột ngạt.
- Nói cho ta biết, ông tiếp tục trên một sinh viên khác. Con có tin vào Chúa Jésus Christ không? Cậu sinh viên này lạc giọng:
- Vâng, thưa giáo sư, con tin.
Ông ta dừng lại:
- Khoa học nói rằng bạn có năm giác quan. Chúng ta dùng chúng để nhận diện và quan sát thế giới chung quanh chúng ta. Vậy có bao giờ các cậu thấy Chúa Jésus Christ chưa?
- Thưa không, con chưa bao giờ găp Ngài.
- Vậy hãy nói cho chúng ta biết, con có nghe Chúa Jesus của con bao giờ không?
- Thưa không, con chưa bao giờ nghe.
- Thế, con có bao giờ cảm giác Chúa Jesus không, nếm được Jesus hay là ngửi được Chúa Jesus của con không? Thế con có bao giờ cảm ứng được về Chúa Jesus Christ hay là Đức Chúa Trời trong cùng ý nghĩa đó không?
- Không, thưa thầy, con e rằng con chưa cảm nhận như vậy bao giờ.
- Vậy mà cậu vẫn tin vào Ngài sao?
- Vâng.
- Theo nguyên tắc của kinh nghiệm, thử nghiệm và chứng minh khoa học, thì khoa học xác nhận rằng Đức Chúa Trời không hiện hữu. Vậy thì cậu biện minh thế nào về điều đó?
- Không có điều gì, thưa thầy. Con chỉ có Đức Tin.
- Vâng, đức tin. Vị giáo sư lập lại. Và chính đó là điều mà khoa học thấy là nan giải đối với đức tin về Đức Chúa Trời. Không có bằng chứng gì cả, mà chỉ có đức tin.
Cậu sinh viên đứng im lặng một lúc, trước khi đặt câu hỏi lần đầu tiên với vị giáo sư:
- Thưa thầy, có một điều gì gọi là “nhiệt”, là sức nóng chăng?
- Vâng.
- Và có điều gì gọi là “hàn”, là sức lạnh không?
- Có chứ, có sức lạnh chú!
- Thưa thầy, không có.Vị giáo sư quay nhìn cậu sinh viên, và cảm thấy hết sức tò mò muốn tìm hiều. Căn phòng bỗng dưng im lặng. Cậu sinh viên bắt đầu giải thích.
- Chúng ta có nhiều thứ nhiệt, đa nhiệt lượng, siêu nhiệt lượng, đại nhiệt lượng, tiểu nhiệt lượng,vô tận nhiệt lượng, vô nhiệt lượng, nhưng chúng ta không có thứ gì gọi là “hàn lượng”. Chúng ta có thể đưa hàn độ xuống 458 độ F dưới zero. Mỗi cơ thể hay vật thể chỉ nghiên cứu được khi truyền năng lượng, và nhiệt là thứ đã làm cho cơ thể hay vật thể có thể truyền năng lượng. Độ-không tuyệt đối (-458F) là sự hoàn toàn vắng mặt của cái gọi là Nhiệt. Như giáo sư thấy đó, Hàn, sức lạnh chỉ là chữ chúng ta dùng để nói lên sự thiếu vắng của Nhiệt mà thôi. Chúng ta không thể đo Hàn độ.  Nhiệt độ có thể được đo bằng các đơn vị của hàn-thử biểu. Hàn thì không phải là đối nghịch với Nhiệt, thưa giáo sư, mà nó chỉ là sự vắng mặt của Nhiệt mà thôi. Sự im lặng phủ khắp căn phòng. Đâu đó, một tiếng rơi nhẹ của cây bút trở thành vang dội như tiếng búa.Còn sự tối tăm thì sao, thưa giáo sư? Có cái gì được gọi là sự tối tăm không?
- Vâng, có. Vị giáo sư trả lời không do dự. Đêm tối thì chúng ta phải gọi là gì nếu không phải là sự tối tăm?
- Thưa thầy, thầy lại sai nữa rồi. Sự tối tăm không phải là điều hay sự gì cả, mà nó chính là sự vắng mặt của điều gì đó. Chúng ta có ánh sáng thấp, ánh sánh bình thường, ánh sáng rực rỡ, ánh sáng chớp nhoáng, nhưng nếu liên tục mà chúng ta không có ánh sáng, thì chúng ta gọi đó là bóng tối, có phải không? Đó là cái nghĩa mà chúng ta dùng để định nghĩa cho cái từ đó. Trong thực tế, bóng tối không có hiện hữu. Nếu nó mà hiện hữu thì chúng ta đã làm cho bóng tối càng tối hơn, có phải vậy không?
Vị giáo sư bắt đầu mỉm cười với cậu sinh viên đang đứng trước mặt ông. Chắc khóa học này sẽ vô cùng hứng thú, ông tự nhủ:
- Thế thì cậu mày muốn chúng minh điểm gì đây?
- Vâng, thưa giáo sư. Tôi muốn chứng minh rằng nền tảng triết học của giáo sư từ khởi đầu đã có điểm khiếm khuyết. Do đó sự kết luận của giáo sư khi đặt trên nền tảng đó cũng không được vững chắc.
Không dấu được nỗi ngạc nhiên, vị giáo sư hỏi lại:
- Không vững chắc?  Cậu mày có thể giải thích được không?
- Thầy lý luận dựa trên luật đối-tính. Thầy cho rằng có Sự Sống rồi thì là có Sự Chết. Một Đức Chúa Trời tốt và một Đức Chúa Trời xấu. Thầy xem quan niệm về Thượng Đế hay Đức Chúa Trời như là một điều hữu hạn có thể đo lường được. Thưa thầy, khoa học còn chưa giải nghĩa nổi một tư-tưởng!
Khoa học dùng điện lực và từ trường, nhưng có bao giờ thấy nó đâu, chứ đừng nói đến chuyện hiểu thấu được chúng một cách hoàn toàn. Nhìn xem Sự Chết như là đối nghịch với Sự Sống là chúng ta không hiểu biết đến sự kiện là tự trong bản chất Sự Chết không hề hiện hữu. Sự Chết không phải là điều gì đối nghịch với Sự Sống, mà chính là sự vắng mặt của Sự Sống. Bây giờ, thưa giáo sư, có phải thầy dạy sinh viên của thầy là: họ thoát thân từ dòng khỉ mà ra có phải không?
- Cậu mày nói đúng, nếu dựa vào tiến trình của thuyết tiến hóa. Vâng.
- Có bao giờ thầy thấy cái tiến hóa đó diễn ra trước mặt thầy chưa?
Vị giáo sư lắc đầu, vẫn tiếp tục mỉm cười. Và nhận ra rằng cuộc tranh luận thật mạnh mẽ, khóa dạy này sẽ mang lại cho ông nhiều thích thú.
Người sinh viên nói tiếp:
- Bởi vì không một ai đã từng quan sát tiến trình của sự tiến hóa thực sự diễn ra hay không, và cũng lại càng không chứng minh được cái tiến trình này là một điều gì đang cố gắng hình thành. Như vậy không phải là giáo sư chỉ đang dạy ý kiến của mình thôi sao? Và bây giờ, thầy không phải là một nhà khoa học, mà chỉ là người giảng giáo điều mà thôi!
Cả lớp bỗng bùng vỡ lên với những âm thanh nhốn nháo. Cậu sinh viên vẫn giữ im lặng cho đến khi cả lớp bình lặng lại.
- Bây giờ con muốn tiếp tục về quan điểm của thầy lúc nãy với người bạn kia. Để con cho thầy một thí dụ về điều con muốn nói.
Rồi cậu đảo mắt đi khắp căn phòng:
- Có bạn nào trong lớp, có bao giờ thấy được bộ óc của giáo sư chưa? Cả lớp vỡ ra với những tiếng cười.
- Có ai ở đây “nghe” được bộ óc của giáo sư đây chăng? Cậu lại tiếp. Hay là cảm giác được bộ óc của thầy chăng?  Không ai có vẻ đã làm được chuyện đó. Vậy thì theo luật của kinh nghiệm, của thử nghiệm, của khoa học chứng minh, khoa học xác nhận rằng thầy không có bộ óc, xét theo nhiều phương diện, thưa thầy! Do vậy, nếu khoa học xác nhận rằng thầy không có bộ óc, làm sao chúng con có thể tin cậy được những điều thầy giảng thuyết nữa, thưa thầy?
Căn phòng bỗng im lặng. Vị giáo sư nhìn chăm vào cậu sinh viên, không đoán được ông đang nghĩ gì.
Cuối cùng, sau những giây phút gần như miên viễn, vị giáo sư già trả lời:
- Tôi đoán là các cậu phải thu nhận những lời đó bằng đức tin mà thôi.
Cậu sinh viên nói:
- Vậy bây giờ thầy chấp nhận rằng có cái gọi là đức-tin, và thực ra, đức-tin hiện hữu cùng với sự sống.
Cậu tiếp:
- Bây giờ, có cái gì gọi là điều ác chăng?
Không mấy tự tin, vị giáo sư trả lời:
- Dĩ nhiên là có. Chúng ta thấy nó mỗi ngày. Nó hiện diện trong những chuyện điển hình về sự vô nhân đạo giữa người và người. Những tội ác chồng chất, và bạo động xảy ra khắp nơi trên thế giới. Những thể hiện đó gọi là gì nếu không phải là điều ác?
Đến đây, người sinh viên trả lời:
- Thưa thầy, điều ác không có hiện hữu, hay ít nhất là nó không hiện hữu trong tự thân. Điều ác chỉ giản dị là Sự Vắng Bóng của Đức Chúa Trời. Là sự vắng mặt của Thượng Đế. Cũng giống như bóng tối, sự lạnh-lẽo, chỉ là cái từ mà người ta đặt ra để diễn tả sự vắng mặt của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã không tạo ra điều ác. Điều ác chỉ là hậu-quả xảy ra, khi con người không có tình yêu của Chúa trong trái tim họ. Nó giống như sự lạnh-lẽo chỉ đến khi không có sự hiện diện của sức nóng, và bóng tối chỉ đến khi nào không có ánh sáng.
 

Vị giáo sư ngồi xuống.

Câu chuyện chấm dứt.
 ***

Tái bút: Cậu sinh viên đó chính là Albert Einstein.

 
Sưu tầm


No comments:

Post a Comment