Hình internet
Kim muốn kể cho các bạn đọc truyện này xẩy ra khoảng 41 năm về trước, nếu bạn nào có học chung với Kim thì sẽ biết là chuyện có thật, chứ không phải chuyện mình tự đặt ra..... Năm 1971, trong kỳ thi Tú Tài 2, các bạn của Kim hầu như đã đậu hết ở khoá 1, chỉ có Kim thì rớt. Kim cũng biết sức mình, nên buồn thì có buồn, Kim nghĩ đến câu "Học tài thi phận" là không đúng, vì siêng năng học đàng hoàng thì đậu, mà làm biếng thì rớt thôi. Nhận kết quả xong, Kim cuốn gói xuống nhà Dì Út của Kim ở hẻm Tô Hiến Thành để "ôn văn luyện võ " hầu trở lại khoa trường vào Khoá 2 năm 1971.
Trên căn gác của Dì, Kim bỏ ngoài tai mọi thứ trên đời, chỉ ăn rồi học....và kết quả là Kim đậu khoá 2, hạng Thứ. Trong khi các bạn đậu khoá 1 thì đã ghi danh hoặc thi vào Đại Học , còn Kim thì gói cái bản sao lúc nào cũng đem theo bên mình để đi xin việc, Kim chán học lắm rồi, cha mẹ dù chưa nghèo lắm, nhưng em thì đông, thôi thì xin đi làm giúp mẹ vẫn hơn. Và Kim được vào làm ở Bộ Giáo Dục, số 35 Lê Thánh Tôn, chỗ có cây đa to, cành lá xum xê, bên cạnh là toà nhà cổ kính lâu đời, dưới thời Ông Tổng Trưởng Ngô Khắc Tỉnh. Cuộc đời êm ả, ít gặp bạn bè, thỉnh thoảng trên đường Lê Văn Duyệt có gặp Bông, đôi khi là Thao, Ánh thì không gặp nữa rồi, lâu lâu gặp Chuộng, gặp bạn nầy lại hỏi đến bạn kia, nghe các bạn học từ từ lên Kim cũng mừng cho các bạn, nhưng cũng tủi phận mình.
Thế rồi 30/4/ 1975, ngày đau buồn cho miền Nam, Kim được "Cách Mạng" cho lưu dụng, sau khi dự một khoá Giáo Dục về Xã Hội Chủ Nghĩa, độc thân, nên bị đày đi Cần Đước, xuống hốc bò tó Rạch Cốc, Kinh Nước Mặn, Xã Long Hựu, Huyên Cần Đước thuộc Tỉnh Long An, cuộc đời Kim được lật sang trang mới. Kim về Sài Gòn mỗi tuần thứ bảy, vì nơi nầy gắn bó với Kim từ thuở lọt lòng, hơn nữa vẫn còn bầy em thơ dại và Ba Mẹ tảo tần buôn bán .....chợ trời để nuôi con, Kim mãi lưu luyến căn nhà cũ ngày nào có Ba, có Mẹ, có các em quây quần sum họp cùng nhau. Để rồi khuya sáng thứ hai đi sớm trở lại Trường có lớp dạy buổi trưa.
Từ nhà Kim, Kim đi xe lam đến Công Trường Dân Chủ, đón xe bus vào Xóm Củi, từ Xóm Củi đón xe đò xuống chợ Huyện Cần Đước, thêm một chuyến xe lam vào Kinh Nước Mặn, rồi đi đò để qua con Kinh, ra chợ Kinh đón đò máy để vào Rạch Cốc. Những đêm không trăng từ nhà trọ nhìn ra cửa biển sẽ thấy ánh hải đăng sáng trong đêm tối phía bên trái là Vũng Tàu, bên mặt là Gò Công và vùng âm u chính giữa là cửa biển, sao mà nó lôi cuốn làm sao, muốn đi ra khơi chăng, nhưng cơ hội nào mà đi...
Nếu các bạn có đọc báo Viễn Đông Daily, có bài viết mỗi tuần của ông Trần Công Nhung có bài "Gạo nàng thơm chợ Đào" trong đó ông có viết một đoạn về Đồn Rạch Cốc, thì đúng là Kim được đưa đến đấy cùng Loan, ra khỏi Bộ cùng khoá với Kim, hai đứa tiếp thu ngôi Trường của các ông đạo Cao Đài. Kim và Loan trọ nhà dân, có những chiều trời quang mây tạnh, trời trong xanh vắt, hai đứa theo học trò xuống bãi, cát vàng mịn dưới chân như tấm thảm cẩn những con ốc dẹp xà cừ nho nhỏ, bây giờ không biết trời có còn xanh, bờ cát có còn vàng thoai thoải, nước xanh gờn gợn hay tất cả đã đi vào huyền thoại vì bị ô nhiễm hết rồi. Hồi đó hai đứa hay xuống bãi mua những rổ tôm trứng còn nhẩy soi sói đem về ram mặn ngọt để dành ăn cơm, gạo lúa tiêu thơm ngon nức nở, dân chúng nơi đây xa thành thị nên rất quý trọng Cô giáo, có những tối đến nhà dân dạy chữ cho dân, họ đã luộc sẵn cua gạch nhiều, thịt săn cứng để dành cho hai Cô giáo. Có lúc Kim cảm thấy thương những người dân nơi đây, thương học trò, Kim chỉ muốn chọn nơi nầy làm quê hương thứ hai của mình. Nhưng mà cứ đến ngày thứ bảy sau tiết dạy cuối cùng, Kim và Loan lại háo hức về SàiGòn. Con đường tiện nhất là 12 giờ đêm đốt đuốc từ nhà trọ đi bộ ra bến đò Rạch Cốc, từ đó đón đò máy ra chợ Kinh Nước Mặn, rồi đi đò chèo qua Kinh, đón xe lam, xe đò về Sài Gòn.........
Đêm đó hai đứa ngủ trên đò máy, tiếng máy ghe xình xịch như tiếng nhạc lạ lùng làm Kim nhắm mắt mệt mỏi nhưng không tài nào ngủ được, rồi như có lằn sáng loé vào khung cửa nhỏ của ghe, Kim mở choàng mắt .....ôi cảnh đẹp vô cùng .... Mặt trăng trồi lên từ bên kia sông, cảnh sao mà huyền hoặc...... Kim khẽ lay Loan dậy .....
"Dậy xem nè Loan, trăng lên kìa" . Hai đứa cùng trố mắt nhìn trăng lên từ bên kia sông. Ôi đẹp làm sao, không bút mực nào tả hết được. Mặt trăng lên cao từ từ và trời sáng dần, ghe nhiều lần cặp bến để đón khách ra chợ Kinh, con đò cứ nhẩn nha xình xịch , .... rồi ghé vào bến chợ mọi người hối hả, kẻ gánh gồng, người rinh xe đạp bước lên đất liền...... Từ đó, hai đứa đi xe lam ra chợ Huyện, thêm một chuyến xe đò về Xóm Củi.
"Dậy xem nè Loan, trăng lên kìa" . Hai đứa cùng trố mắt nhìn trăng lên từ bên kia sông. Ôi đẹp làm sao, không bút mực nào tả hết được. Mặt trăng lên cao từ từ và trời sáng dần, ghe nhiều lần cặp bến để đón khách ra chợ Kinh, con đò cứ nhẩn nha xình xịch , .... rồi ghé vào bến chợ mọi người hối hả, kẻ gánh gồng, người rinh xe đạp bước lên đất liền...... Từ đó, hai đứa đi xe lam ra chợ Huyện, thêm một chuyến xe đò về Xóm Củi.
Vào năm 1976 xe bus không nhiều, dân tứ xứ đổ về SàiGòn, nên chuyến xe đi cũng như về đều chật cứng, trong dòng người đổ về SàiGòn đó có Kim, Loan và một số giáo viên cũng như dân từ các thị trấn khác cũng chen nhau lên chuyến xe bus từ Xóm Củi đổ về thành phố. Sau khi ngồi yên vị, Kim mệt đừ vì đêm qua trên ghe khó ngủ, Kim túm lấy cái giỏ bàng để giữa hai chân rồi nhắm mắt lim dim. Chợt có ai khều Kim, hình như tiếng của Loan .... ...”mua vé đi Kim” ... Kim mở mắt ....bỗng giật bắn người ....Trời ơi ! Miệng lắp bắp ....”Thưa Cô!” ! ....rồi không thốt thành lời, Kim móc bóp. .......nước mắt chực trào ra...... Cô quay đi chỗ khác ! ......... ...trời ơi, Cô là nguời bán vé xe bus ....Vật đổi sao dời, xã hội buổi giao thời đỗ sập đạo đức, miếng cơm manh áo làm tối sầm kiếp người khiến xui Thầy trò cay đắng không dám nhìn nhau, trò líu lưỡi gọi, Cô quay mặt đi.. ..Xe đến Công Trường Dân Chủ, Kim xuống, nhìn lần cuối cùng thấy Cô đang chen vai trong đám đông người trên xe.... Kim bước vội qua đường đón xe về đường Lê Văn Duyệt mà đầu óc nghĩ ngợi miên man ...
Nhớ thời còn đi học, trong các Thầy Cô giáo, Kim sợ nhất là Cô dạy Vạn Vật, trái tim trong lồng ngực Kim cứ đập thùi thụi mỗi khi đến giờ của cô. Dù Kim có thuộc bài làu làu đi nữa nhưng khi thấy cây bút cô cầm trong tay rà từ từ xuống hàng dưới có vần tên Kim là Kim nghe tim mình như nghẹt thở vì sợ cô kêu trả bài. Nhìn vẻ mặt của cô lúc nào cũng như là cảnh sát hình sự hỏi cung mà học trò là tội phạm, Kim cứ run từng chập trong bụng nên trả bài lấp vấp. Kim không hiểu cuộc sống trong gia đình Cô ra sao, có hạnh phúc không mà sao hiếm thấy Cô cười. Cho dù có gì vui lắm để phải cười thì Cô cũng chỉ nhếch mép chút xíu mà thôi rồi lại trở về trạng thái cũ. Nghe mấy đứa học chung kể lại, gặp Cô và Thầy đi ăn phở ở tiệm phở nổi tiếng Nguyễn Tri Phương thời đó, nó thấy Cô đem muỗng, đũa, rau riêng ra ăn cùng Thầy chứ không xài đồ của tiệm ăn, Cô gặp nó cũng chẳng cười.
Sau 1975 thì nhà nhà tan tác, Kim biết một ông Thầy gần nhà Kim đã phải ra ngồi lề đường bên Chợ Lớn bán từng lá đơn, đủ thứ loại đơn ........ Gặp Cô Giáo cầm xấp vé số đi bán rong, Cô Thư ký Trường xưa kia chưng diện láng mướt nay gánh bún riêu ngồi bán đầu chợ .....trời ơi ...đúng là đổi đời: “Ông biến thành Thằng và Thằng đổi thành Ông”.
Kim cứ nhớ mãi cặp mắt của Cô, cặp mắt đã làm Kim run sợ cho đến bây giờ vẫn không thể nào quên ....cô Giáo Sư dạy môn Vạn Vật. Nhưng sau cái hôm gặp Cô bán vé xe bus, Kim thật sự thương Cô nhiều chứ không ghét Cô như xưa nữa. Có lẽ, Kim đã trưởng thành trong xã hội giao thời, với mọi giá trị con người chìm xuống vực thẳm, và nhìn thấy rõ tất cả cái bấp bênh của cuộc sống khi “người với người đã trở thành thiên tai”. Và, có phải thường khi Hạnh Phúc đi liền với Bất Hạnh?
Sau 1975 thì nhà nhà tan tác, Kim biết một ông Thầy gần nhà Kim đã phải ra ngồi lề đường bên Chợ Lớn bán từng lá đơn, đủ thứ loại đơn ........ Gặp Cô Giáo cầm xấp vé số đi bán rong, Cô Thư ký Trường xưa kia chưng diện láng mướt nay gánh bún riêu ngồi bán đầu chợ .....trời ơi ...đúng là đổi đời: “Ông biến thành Thằng và Thằng đổi thành Ông”.
Kim cứ nhớ mãi cặp mắt của Cô, cặp mắt đã làm Kim run sợ cho đến bây giờ vẫn không thể nào quên ....cô Giáo Sư dạy môn Vạn Vật. Nhưng sau cái hôm gặp Cô bán vé xe bus, Kim thật sự thương Cô nhiều chứ không ghét Cô như xưa nữa. Có lẽ, Kim đã trưởng thành trong xã hội giao thời, với mọi giá trị con người chìm xuống vực thẳm, và nhìn thấy rõ tất cả cái bấp bênh của cuộc sống khi “người với người đã trở thành thiên tai”. Và, có phải thường khi Hạnh Phúc đi liền với Bất Hạnh?
Sau hơn 30 năm lưu lạc mỗi người mỗi ngả. Cô và Kim đều đã định cư ở Mỹ. Kim ở thật xa bên này bờ Đại Tây Dương của nước Mỹ hay tin Cô cùng Phu Quân và cháu nội 5 tuổi đã từ trần trong một tai nạn thảm khốc ở Bakerfield California ngày 19 tháng 8 năm 2009. Ôi Trời!! Cô đã ra đi sau cuộc hành trình dài gian khổ. Phải chăng Cô đã sống đủ vui sầu trong kiếp biển dâu?
Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu! (BG)
Kim Phan GL 1971
Pennsylvania ngày cuối tháng 3/ 2017
Cám ơn TK nhé, mình gửi cho các bạn đọc rùi.
ReplyDeleteThân ái.
PNV.
Thank you Vinh. Đọc buồn quá.
ReplyDeleteTam Bui
Vinh ơi sao bạn tôi hay quá vậy, qua đây tự nhiên thành nhà văn, viết bài nào cũng hay và thực tế lắm, lời văn mộc mạc chân thành đó là lối viết văn mà QH rất thích, không ba hoa màu mè khoe khoang như những người viết văn khác . Vinh nói rất đúng mỗi lần mà cô kêu trả bài cây viết của cô rà lại gần tên mình đứa nào cũng thót ruột.
ReplyDeleteChúc Vinh và gia đình nhiều hạnh phúc và dồi dào sức khõe.
Quế Hương
QH, Bạn nhớ bài viết đầu tiên của V .....”Tháng tư, thư cho bạn “ không, đó là bài văn đầu tiên V gõ mà khg có dấu ( vì máy Computer , con V chưa làm đấu ) , đã đuoc QH chọn và nhờ Truong thị Quế ở VN sửa và bỏ dấu lại cho chỉnh, rồi bạn tranh đấu với BBT cho đăng trong ĐS GLN Cali năm ........nhớ không !
DeleteQH là nguoi có công nhất cho nhg bài văn sau nầy vì bài đầu tiên đuoc QH khuyến khích chọn đăng đã làm mình ....hăng hái viết tiếp. Rồi từ đó đến giờ V viết độ 25 bài Truyện ngắn đăng trong blog Nguoi Phuong Nam, với vài bút hiệu khác nhau. Chị Tố Kim là chủ xị Blog NPN, chỉ cũng là dân vượt biên và đang ở bên Úc, chi cũng rất dễ thương.
Cám ơn bạn khen, chúc QH và gia đình bình yên, mạnh khỏe.
PNV.