Tôi nói thì rất nhiều phụ huynh giật nảy lên phản ứng. Tất nhiên không phải mình tôi nói mà rất nhiều người đã bày tỏ quan điểm từ nhiều năm trước. Hành trang bước vào đời không nhất thiết phải là tấm bằng đại học. Để tồn tại, hay nói đúng hơn là kiếm sống nuôi bản thân thì bất cứ nghề nào cũng giúp con người ta no bụng hết.
Chúng ta phải bỏ tư tưởng nghề cao quý, nghề bần hèn đi. Xã hội muôn màu, muôn vẻ thì con người cũng phải có muôn nghề. Mỗi nghề đều có tầm quan trong với xã hội. Thử tưởng tượng cả xã hội ai cũng đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, ai đi dọn rác, tưới cây xanh, móc cống? Ai cũng com-lê cà-vạt ngồi văn phòng, ai cầm bay trát vữa xây nhà? Ai cũng ngồi máy lạnh quẹt app, ai chạy giữa trời nắng cũng như mưa giao từng hộp pizza, ly trà sữa đến từng nhà?
Mà đại học ở xứ này báu bở gì mà cứ sống chết phải chui đầu vào đấy? Vừa dứt lớp 9 lên lớp 10 là đã lo tìm lò ôn thi đại học. Học đến gù lưng, mỏi mắt, học đến teo cơ, lồi rốn, học đến phát điên phát dại, học đến ngu người, cha mẹ đốc thúc, con cái trầm cảm, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác căng thẳng theo. Không đậu đại học cũng luồn lách tứ phương các kiểu con đà điểu vào cho bằng được. Bán nhà, bán đất, bòn mót, cặm cụi, chắt chiu mỗi kì đóng học. Mỗi tháng bán cả gà, cả lợn, bán cả lúa, cả khoai gửi lên thành phố cho con đóng tiền trọ tiền ăn. Nắm được cái bằng đại học trong tay là đã 22-23 tuổi mà mặt thì ngu ngơ như con gà mái mơ, cái kính trên mặt dày cộp, lún cả sống mũi. Tốn hết mấy trăm triệu thậm chí bạc tỷ nhưng mở google map không biết nhìn, nồi cơm không biết cắm, đưa cho quả trứng bảo chiên có khi nó còn không đập vỏ bỏ cả quả vào chảo. Lúc này bố mẹ lại phong bì và quan hệ chạy chọt cho một chỗ ấm thân. Vì đi làm công ty nước ngoài người ta đòi thực lực. Còn cái kiểu xài iphone đời mới nhất nhưng hỏi Microsoft của ai không biết thì chỉ có nước đi làm ở các cơ quan nhà nước. Vào được rồi mà chưa có vị trí thì xun xoe, bợ đỡ, luồn lách. Đến lúc cứng cựa thì quay ra hống hách với dân, hút máu dân, trở thành kẻ thù của nhân dân chứ tốt đẹp gì.
Cho nên là tôi rất ủng
hộ các em chọn con đường lao động thay cho đại học. Các em đã quyết định rất
sáng suốt. Vừa không phí tiền của cha mẹ. Vừa sớm cho mình kinh nghiệm bước vào
đời khi đi kiếm tiền. Quan trọng hơn hết là khi ra nước ngoài, được sống và làm
việc trong một môi trường văn minh, tiến bộ, nếu có nhận thức tốt các em sẽ
tiếp thu, học hỏi được nhiều điều hay. Khi làm việc với người nước ngoài các em
sẽ thấy sự cần thiết của việc đi đúng giờ, làm đúng buổi. Để từ đó các em mới
biết cái kiểu vào cơ quan điểm danh rồi ra quán café ngồi đồng của bọn đầy tớ
nhân dân ở xứ này là sai. Khi các em đi làm giấy tờ mà cứ thấy nhân viên nước
họ làm roèn roẹt thì các em mới biết chán ghét và căm thù cái trò ngâm hồ sơ
vòi phong bì nó khốn nạn thế nào. Nói tóm lại các em cần phải đi. Đi để học
cách lãnh đủ lương thì phải làm đủ giờ. Đi để học cách đi siêu thị, rạp hát,
nhà hàng phải xếp hàng. Đi để học cách lên tàu, xe phải nhường ghế cho người
già và phụ nữ. Khi các em biết đến những điều tốt đẹp, nhân văn thì các em mới
biết căm ghét và muốn xoá bỏ cái nơi tối tăm, mọi rợ, tàn ác mà bấy lâu các em
sống.
Tóm lại, không có nghề cao quý hay bần hèn. Chỉ có con người bần hèn hay cao quý mà thôi. Không làm mà ăn trên xương máu của nhân dân là nghề bần hèn, khốn nạn. Các em hãy giang đôi cánh bay đến những phương trời tự do. Có thể không có được những nghề “cao quý” nhưng ở những đất nước dân chủ và tiến bộ thì mới có cơ hội trở thành con người cao quý. Sống với lũ giòi bọ, suốt ngày lo đối phó và chống chọi, cao quý thế đếch nào được!
Các em cứ đi. Cho dù bán sức còn hơn ở lại mà cha mẹ bán nhà còn các em thì phải bán mạng.
Đất
nước này giờ nó tối như cái tiền đồ chị Dậu. Không đi ở lại mà chết chùm
à?
MAI THỊ MÙI
Đám con cháu của Bác tư có đứa nào học gì đâu! Chỗm trệ nắm quyền sinh sát, còn la lầng là "đỉnh cao trí tuệ". Ai muốn có bằng loại nào liên lạc với tôi.
ReplyDelete