Tiến sĩ Raymond
Moody, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã nghiên cứu 150 trường hợp trải qua
trạng thái “chết lâm sàng” sau đó hồi sinh trở lại. Sau khi tập hợp những
nghiên cứu trong vài thập kỷ ông đã xuất bản cuốn “Hồi ức về cái chết” nhằm
giúp con người vạch ra chân tướng của cái chết. Có một sự tương đồng không
thể xem nhẹ trong lời kể của những người đã “trải nghiệm cận kề cái chết” này,
đại khái có thể quy về mười điểm sau:
1. Biết rõ về tin mình sẽ chết – Họ tự mình nghe thấy bác sĩ hoặc người khác có mặt tại nơi đó tuyên bố rõ ràng về cái chết của mình. Anh ấy sẽ cảm thấy cơ thể trở nên yếu ớt đến cùng cực.
2. Trải nghiệm niềm vui – ” Trải
nghiệm cận kề cái chết ” ban đầu sẽ có cảm giác yên bình và thanh thản, khiến
con người thấy vui sướng. Đầu tiên sẽ cảm thấy đau, nhưng nỗi đau này chỉ lóe
lên rồi qua đi, sau đó sẽ thấy mình lơ lửng trong một không gian tăm tối, một
cảm giác dễ chịu mà chưa từng được trải nghiệm bao bọc lấy anh.
3. Âm thanh kỳ lạ – Khi “sắp
chết”, hoặc lúc “chết đi” khi có một âm thanh kỳ lạ bay tới. Một phụ nữ trẻ cho
biết cô nghe đã thấy một giai điệu giống như một khúc nhạc và đó là một khúc
nhạc tuyệt vời.
4. Tiến nhập vào lỗ đen – Có người
phản ánh rằng họ cảm giác bất ngờ bị kéo vào một không gian tối. Họ bắt đầu có
cảm giác, giống như một khối hình trụ không có không khí, cảm giác như một
vùng quá độ, vừa là đời này, vừa là một nơi xa lạ nào khác.
5. Linh hồn thoát xác – Chợt thấy
mình đang đứng ở một nơi nào đó ngoài cơ thể mình, quan sát cái vỏ thân người
của mình. Một người đàn ông chết đuối nhớ lại anh đã tự mình rời khỏi cơ thể,
đơn độc trong một không gian, thấy mình tựa giống một chiếc lông.
6. Ngôn ngữ bị hạn chế – Họ
dùng hết sức mình để nói cho người khác biết hoàn cảnh khó khăn của mình nhưng
không ai nghe thấy lời họ nói. Một người phụ nữ nói rằng: Tôi đã cố gắng nói
chuyện với họ, nhưng không ai có thể nghe thấy.
7. Thời gian như biến mất – Trong trạng
thái thoát xác, cảm giác về thời gian như biến mất. Có người hồi tưởng lại rằng
trong khoảng thời gian đó anh đã từng ra vào cơ thể mình rất nhiều lần.
8. Các giác quan vô cùng nhạy
cảm –
Thị giác và thính giác nhạy cảm hơn trước. Một người đàn ông nói rằng ông chưa bao
giờ nhìn rõ đến như vậy. Trình độ thị lực đã được nâng cao đáng kinh ngạc.
9. “Người” khác đến đón – Lúc đó xung
quanh xuất hiện một người “Người” khác. “Người” này hoặc là tới giúp họ quá độ
tới đất nước của người chết một cách bình yên, hoặc là tới nói với họ rằng hồi
chuông báo tử vẫn chưa vang lên, cần quay về trước đợi thêm một thời gian nữa.
10. Nhìn lại kiếp nhân sinh – Lúc này
người trong cuộc sẽ nhìn lại toàn cảnh bức tranh cuộc sống đời mình. Khi bản
thân họ mô tả lại thời gian ngắn ngủi giống như “cảnh nọ nối tiếp cảnh kia,
chuyển động theo trật tự thời gian các sự việc xảy ra, thậm chí các bức ảnh nối
tiếp nhau, một vài cảm giác và cảm xúc đều như được thể nghiệm lại một lần nữa.
Raymond
Moody là một học giả và khoa học gia nổi tiếng thế giới, ông lần lượt
giành được hai học vị tiến sĩ về triết học và y học. Ông nghiên cứu sâu về lý
luận học, logic học và ngôn ngữ học, sau đó ông lại chuyển hướng đam mê
sang nghiên cứu y học, và quyết tâm trở thành một học giả về bệnh
tâm thần. Trong khoảng thời gian này ông chú ý đến hiện tượng về trải nghiệm
cận kề cái chết, sau đó ông bắt đầu thu thập dữ liệu cho công trình
nghiên cứu, cuốn “Hồi ức về cái chết ” chính là kết quả mấy chục năm miệt
mài nghiên cứu của ông.
Từ
khi cuốn sách “Hồi ức về cái chết” ra mắt từ năm 1975, nó đã đạt mức doanh thu kỷ
lục toàn cầu với hơn 100 triệu bản, chỉ riêng tại Đài Loan đã tiêu thụ 13 triệu
bản và được biết đến như một siêu phẩm bán chạy nhất. Cuốn sách đã thay đổi
khái niệm về sự sống và cái chết của những người bình thường, đưa nghiên cứu
“Trải nghiệm cận kề cái chết” vào một bước ngoặc mới, chính thức xâm nhập vào
tầm nhìn giới y học phương Tây chủ lưu.
Nhằm
khích lệ thành quả nghiên cứu khoa học nhiều năm qua và nỗ lực không mệt mỏi
cho việc phổ cập công việc, năm 1988 ông đã được trao ” Giải thưởng chủ nghĩa
nhân đạo Thế giới ” tại Đan Mạch
Nguồn: tinhhoa.net
No comments:
Post a Comment