Tay chơi có nghề đạp.
“Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương Thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm
nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp... vì chính lòng
tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.” (Thanh Tịnh, bài trong
sách giáo khoa cho học trò VNCH, dù tác giả sống ở miền Bắc).
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời Arizona đầy nắng hanh và cái lạnh vẫn còn se sắt lắm, vợ tôi âu yếm nắm lấy "tai" tôi và kéo lê trong cái phòng dài và hẹp... và trên khuôn mặt tôi có một sự thay đổi lớn (đau quá!): Hôm nay tôi đi (xe) đạp.
Đã vậy ba còn âu yếm rít lên: "Dậy đi ông cố nội, nướng gì mà đến khét vẫn chưa chịu dậy, dậy mà thể thao với người ta!"
Tánh sáu Cam tui hay nể vợ (hổng phải sợ vợ à nhe), nên tui, tuy đầu óc còn u mê, thể xác còn nặng nề, bật dậy như lò xo, phóng 3 bước vô bathroom, đánh răng, lấy ngón tay thấm nước quẹt hai bên mép và hai bên mắt, chụp cái lược tính chải đầu, sực nhớ ra đầu hổng còn một cộng tóc, thế là xong một phút vệ sinh ban sáng.
Người bạn đang chờ trước cửa nhà với 2 chiếc mountain bikes trên cái giá sau xe. Anh ta sẽ là bạn "đồng đạp" chứ hổng phải "đồng chí" của tôi hôm nay. Cả hai chiếc đều là của Zi, tên người bạn. Anh là một cựu phi công blackhawk về hưu, nay làm việc hợp đồng cho quân đội cũng giống Sáu Cam tui. Zi đã từng 15 năm kinh nghiệm có thừa về mountain bike, muốn có bạn đồng hành, nên rủ tui theo cho đời bớt cô đơn chăng? Tui thường "nể" vợ nên cũng "nể" bạn bè và để tỏ ra mình cũng là một "giận động diên" có hạng, nên tui nói với hắn "OK, it's a piece of cake". (nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ).
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời Arizona đầy nắng hanh và cái lạnh vẫn còn se sắt lắm, vợ tôi âu yếm nắm lấy "tai" tôi và kéo lê trong cái phòng dài và hẹp... và trên khuôn mặt tôi có một sự thay đổi lớn (đau quá!): Hôm nay tôi đi (xe) đạp.
Đã vậy ba còn âu yếm rít lên: "Dậy đi ông cố nội, nướng gì mà đến khét vẫn chưa chịu dậy, dậy mà thể thao với người ta!"
Tánh sáu Cam tui hay nể vợ (hổng phải sợ vợ à nhe), nên tui, tuy đầu óc còn u mê, thể xác còn nặng nề, bật dậy như lò xo, phóng 3 bước vô bathroom, đánh răng, lấy ngón tay thấm nước quẹt hai bên mép và hai bên mắt, chụp cái lược tính chải đầu, sực nhớ ra đầu hổng còn một cộng tóc, thế là xong một phút vệ sinh ban sáng.
Người bạn đang chờ trước cửa nhà với 2 chiếc mountain bikes trên cái giá sau xe. Anh ta sẽ là bạn "đồng đạp" chứ hổng phải "đồng chí" của tôi hôm nay. Cả hai chiếc đều là của Zi, tên người bạn. Anh là một cựu phi công blackhawk về hưu, nay làm việc hợp đồng cho quân đội cũng giống Sáu Cam tui. Zi đã từng 15 năm kinh nghiệm có thừa về mountain bike, muốn có bạn đồng hành, nên rủ tui theo cho đời bớt cô đơn chăng? Tui thường "nể" vợ nên cũng "nể" bạn bè và để tỏ ra mình cũng là một "giận động diên" có hạng, nên tui nói với hắn "OK, it's a piece of cake". (nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ).
Tôi đạp lần đầu.
Ở đất nước này, thực phẩm dư thừa cả về chất lẫn lượng, nếu ăn uống mà
hổng "chịu khó" dòm chừng thì mai này sẽ bị “khó chịu" với sức khỏe của
mình. Mountain biking là một môn thể thao khá thịnh hành ở Mỹ dành cho
mọi lứa tuổi, già như anh bạn đồng đạp của tui, hay lằng nhằng như thằng
tui, hoặc sồn sồn như bà mẹ hàng xóm, và nhí nhố như hai đứa con của bả
mới chừng 10, 12 tuổi.
Ai chưa biết về mountain bike, tui xin tóm tắt vài lời như sau: là một loại xe đạp bình thường như mọi xe đạp khác nhưng được thiết kế đặc biệt như bộ sang số Shimano khi lên xuống dốc dễ dàng, bộ phuộc nhún (struts) để chạy trên những con đường gồ ghề, dốc núi hiểm trở (off- road) và chịu được những dằn sóc trên đường trường. Bánh xe to bản hơn xe đạp thường và có nhiều gai để bám đường. Khung sườn phải bằng nhôm cho nhẹ nhàng (hoặc bằng sợi carbon, composite) nhưng vẫn đủ cứng để “chịu” được những chàng hay những nàng liễu yếu đào tơ non một tạ rưỡi ở đất nước lắm sữa nhiều bơ nầy.
Có nhiều loại mountain bike như cross-country, downhill, freeride, trail-riding v...v... sáu tui thuộc loại trail-riding sau cùng. Nghề chơi nào cũng lắm công phu và tốn kém: Giá cả một chiếc xe thay đổi từ 3, 4 trăm cho đến 4, 5 ngàn đô la tùy theo sự lựa chọn của mình. Xin kèm theo đây cái link của một hãng chế tạo xe đạp khá nổi tiếng là hãng TREK để các bạn tham khảo: http://www.trekbikes.com/us/en/bikes/mountain/
Website này có đủ loại và giá cả cho bạn chọn lựa tùy theo túi tiền. Riêng Sáu tui chỉ dám “chơi” một chiếc cỡ 500 quan tiền Mẽo mà thôi, tự an ủi dầu sao mình cũng là dân beginner, mới tập tễnh vào nghề, như vậy là tốt lắm rồi. Đợi khi nào đến tuổi… 70, nổi tiếng như cồn là quán quân mountain bike thì sẽ mua ngay một chiếc nhiều nghìn đồng cho nó oai!
Muốn chơi môn này, bạn phải biết tự sửa và bảo trì chiếc xe của mình vì nếu xe hư thì phiền lắm. Ở giữa rừng núi hoang vu, xa nơi người ở, lấy đâu ra tiệm để mà sửa. Quan trọng nhất là nước uống, mà phải là những loại nước có thể thay thế electrolytes (Gatorade) cho cơ thể đã bị mất nước khi ra mồ hôi, và nước lã (water) vẫn là chất lỏng cần có và phải có.
Tiểu bang Arizona này là sa mạc, chỉ có loại xương rồng như cactus, saguaro, hoặc những loại cây cỏ đặc biệt có thể thích hợp với khí hậu nắng cháy da và khô rốc như ngói. Mùa hè bước ra khỏi nhà, có cảm tưởng như ai đem lò lửa mà hắt vô mặt mình. Nóng nhưng khô là hai yếu tố khiến con người ta mất nước nhanh nhất. Nếu bạn đến Arizona, lời khuyên thứ nhất là "stay hydrated" (uống nước cho thật nhiều), khô đến nỗi sáu tui khi đếm tiền, vừa liếm ngón tay chưa kịp đếm thì đã khô mất rồi (cái lày nà "nếu náo" đấy nhá, đừng tin!)
Ai chưa biết về mountain bike, tui xin tóm tắt vài lời như sau: là một loại xe đạp bình thường như mọi xe đạp khác nhưng được thiết kế đặc biệt như bộ sang số Shimano khi lên xuống dốc dễ dàng, bộ phuộc nhún (struts) để chạy trên những con đường gồ ghề, dốc núi hiểm trở (off- road) và chịu được những dằn sóc trên đường trường. Bánh xe to bản hơn xe đạp thường và có nhiều gai để bám đường. Khung sườn phải bằng nhôm cho nhẹ nhàng (hoặc bằng sợi carbon, composite) nhưng vẫn đủ cứng để “chịu” được những chàng hay những nàng liễu yếu đào tơ non một tạ rưỡi ở đất nước lắm sữa nhiều bơ nầy.
Có nhiều loại mountain bike như cross-country, downhill, freeride, trail-riding v...v... sáu tui thuộc loại trail-riding sau cùng. Nghề chơi nào cũng lắm công phu và tốn kém: Giá cả một chiếc xe thay đổi từ 3, 4 trăm cho đến 4, 5 ngàn đô la tùy theo sự lựa chọn của mình. Xin kèm theo đây cái link của một hãng chế tạo xe đạp khá nổi tiếng là hãng TREK để các bạn tham khảo: http://www.trekbikes.com/us/en/bikes/mountain/
Website này có đủ loại và giá cả cho bạn chọn lựa tùy theo túi tiền. Riêng Sáu tui chỉ dám “chơi” một chiếc cỡ 500 quan tiền Mẽo mà thôi, tự an ủi dầu sao mình cũng là dân beginner, mới tập tễnh vào nghề, như vậy là tốt lắm rồi. Đợi khi nào đến tuổi… 70, nổi tiếng như cồn là quán quân mountain bike thì sẽ mua ngay một chiếc nhiều nghìn đồng cho nó oai!
Muốn chơi môn này, bạn phải biết tự sửa và bảo trì chiếc xe của mình vì nếu xe hư thì phiền lắm. Ở giữa rừng núi hoang vu, xa nơi người ở, lấy đâu ra tiệm để mà sửa. Quan trọng nhất là nước uống, mà phải là những loại nước có thể thay thế electrolytes (Gatorade) cho cơ thể đã bị mất nước khi ra mồ hôi, và nước lã (water) vẫn là chất lỏng cần có và phải có.
Tiểu bang Arizona này là sa mạc, chỉ có loại xương rồng như cactus, saguaro, hoặc những loại cây cỏ đặc biệt có thể thích hợp với khí hậu nắng cháy da và khô rốc như ngói. Mùa hè bước ra khỏi nhà, có cảm tưởng như ai đem lò lửa mà hắt vô mặt mình. Nóng nhưng khô là hai yếu tố khiến con người ta mất nước nhanh nhất. Nếu bạn đến Arizona, lời khuyên thứ nhất là "stay hydrated" (uống nước cho thật nhiều), khô đến nỗi sáu tui khi đếm tiền, vừa liếm ngón tay chưa kịp đếm thì đã khô mất rồi (cái lày nà "nếu náo" đấy nhá, đừng tin!)
Thêm nữa là quần áo (gear), bảo vệ cho “thằng lớn”; quần short và quần
lót bên trong nên là loại có đệm (padding) để che chở cho “thằng nhỏ” và
cho cái bàn tọa; nón bảo vệ cái gáo dừa, bao tay và giày bảo vệ cho
những cơ phận làm ra tiền và cho việc chạy… thật lẹ khi bà nhà nổi trận
lôi đình. Kính thể thao (gogle) và hệ thống định vị (GPS navigation
device) là 2 thứ cũng không thể thiếu khi trail- riding để khỏi lạc
đường và che chở mắt khỏi bụi và tia nắng mặt trời chói chang. Nói chung
là nhiều thứ lỉnh kỉnh khác nếu mình muốn, còn không thì những cái nêu
trên là đủ rồi.
Thấy Sáu tui bước ra với quần dài, áo Jean, không găng tay, không giày thể thao và cũng chẳng có “đồ nghề (gear) gì ngoài cái ba lô (backpack) Zi chỉ cười mỉm và nói đây là lần đầu thì sao cũng được. Ngó thấy hắn ta gọn ghẽ, đầy đủ lễ bộ, tui thấy hơi mắc cỡ, nhưng lỡ phóng lao thì phải theo lao.
Quần và áo bó sát để giảm sức cản và mồ hôi. Lái xe khoảng 10 miles, đậu lại, chuẩn bị ba lô, nước uống, vài dụng cụ cần thiết và không quên mang theo mộ. khẩu súng ngắn để phòng thân vì mới có 5 giờ sáng, nên bobcat (mèo rừng ở Mỹ) hoặc mountain-lion vẫn còn lảng vảng đi kiếm mồi. Coi hình kèm theo để thấy dấu chân bobcat, chúng chỉ kiếm chỗ núp khi mặt trời lên cao. Những loại thú hoang nầy đôi khi rất hung hăng, có thể tấn công cả người khi chúng thấy bị làm phiền.
Cactus đang mùa trái chín đỏ, chim và các loài gặm nhấm rất thích. Người Indian thổ dân lấy cactus làm gỏi ăn sống cũng ngon.
Chúng tôi bắt đầu với một con đường mòn tương đối bằng phẳng để hâm nóng (warm-up) những bắp thịt khá là khiêm tốn trên đôi chân gầy gò như cái ông điếu của tui. Chay khoảng vài dặm thì bắt đầu đoạn đường chiến binh, khúc đường này bắt đầu lên dốc và sỏi đá lởm chởm hơn, rất dễ té, mà té thì bạn biết cái gì sẽ xảy ra ngay. Sỏi đá sẽ làm rách quần áo hoặc trầy xước da, còn xui xẻo hơn nếu bạn té vào bụi xương rồng gai lởm chởm, thì mất cả ngày để ngồi buồn mà gỡ từng cái gai, thú vị lắm! Trước đâySáu tui bị một cái gai xương rồng Agave đâm vào mu bàn tay trái, phải vào emergency để lấy ra, vì nó vô lút cán. Cái gai dài khoảng 1 inch, may mà không chạm vào bất cứ cái gân nào.
Đường càng dài, hơi thở càng gấp gáp, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, bắp thịt chân như bị chuột rút, đau tê tái, muốn nghỉ mà không dám, sợ bị ông bạn già bỏ lại đằng sau. Căng thẳng vì phải nhìn đường nếu không muốn té xe. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay! Mãi đến khi bạn đồng đạp phán một câu mà sáu tui vẫn chờ đợi nãy giờ: "Take a break, you are a tough guy, man". (nghỉ 1 chút, mày cũng chì lắm đấy chứ). Chì cái khỉ khô tao nè, gần chết mà làm bộ tỉnh thôi! Tui thầm nghĩ thế mà không dám nói ra.
Thấy Sáu tui bước ra với quần dài, áo Jean, không găng tay, không giày thể thao và cũng chẳng có “đồ nghề (gear) gì ngoài cái ba lô (backpack) Zi chỉ cười mỉm và nói đây là lần đầu thì sao cũng được. Ngó thấy hắn ta gọn ghẽ, đầy đủ lễ bộ, tui thấy hơi mắc cỡ, nhưng lỡ phóng lao thì phải theo lao.
Quần và áo bó sát để giảm sức cản và mồ hôi. Lái xe khoảng 10 miles, đậu lại, chuẩn bị ba lô, nước uống, vài dụng cụ cần thiết và không quên mang theo mộ. khẩu súng ngắn để phòng thân vì mới có 5 giờ sáng, nên bobcat (mèo rừng ở Mỹ) hoặc mountain-lion vẫn còn lảng vảng đi kiếm mồi. Coi hình kèm theo để thấy dấu chân bobcat, chúng chỉ kiếm chỗ núp khi mặt trời lên cao. Những loại thú hoang nầy đôi khi rất hung hăng, có thể tấn công cả người khi chúng thấy bị làm phiền.
Cactus đang mùa trái chín đỏ, chim và các loài gặm nhấm rất thích. Người Indian thổ dân lấy cactus làm gỏi ăn sống cũng ngon.
Chúng tôi bắt đầu với một con đường mòn tương đối bằng phẳng để hâm nóng (warm-up) những bắp thịt khá là khiêm tốn trên đôi chân gầy gò như cái ông điếu của tui. Chay khoảng vài dặm thì bắt đầu đoạn đường chiến binh, khúc đường này bắt đầu lên dốc và sỏi đá lởm chởm hơn, rất dễ té, mà té thì bạn biết cái gì sẽ xảy ra ngay. Sỏi đá sẽ làm rách quần áo hoặc trầy xước da, còn xui xẻo hơn nếu bạn té vào bụi xương rồng gai lởm chởm, thì mất cả ngày để ngồi buồn mà gỡ từng cái gai, thú vị lắm! Trước đâySáu tui bị một cái gai xương rồng Agave đâm vào mu bàn tay trái, phải vào emergency để lấy ra, vì nó vô lút cán. Cái gai dài khoảng 1 inch, may mà không chạm vào bất cứ cái gân nào.
Đường càng dài, hơi thở càng gấp gáp, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, bắp thịt chân như bị chuột rút, đau tê tái, muốn nghỉ mà không dám, sợ bị ông bạn già bỏ lại đằng sau. Căng thẳng vì phải nhìn đường nếu không muốn té xe. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay! Mãi đến khi bạn đồng đạp phán một câu mà sáu tui vẫn chờ đợi nãy giờ: "Take a break, you are a tough guy, man". (nghỉ 1 chút, mày cũng chì lắm đấy chứ). Chì cái khỉ khô tao nè, gần chết mà làm bộ tỉnh thôi! Tui thầm nghĩ thế mà không dám nói ra.
Tiếp tục “trèo non lội suối” thêm khoảng 2 dặm nữa qua những vùng cát
khô cằn, “mồ hôi thành biển mặn trên môi” (nhạc Trần Thiện Thanh). Bánh
xe lún sâu xuống cát, bắp chuối như tê đi không còn cảm giác, chỉ còn
biết đứng lên mà đạp theo phản xạ tự nhiên là không muốn xe dừng lại vì
lún. Qua khỏi con suối cát đó, phải dừng lại để lấy hơi, nếu không chắc
sẽ không mong gì gặp lại người vợ dấu yêu của "buổi sớm mai hôm ấy".
Buông chiếc xe đạp ra là té ngồi xuống đất liền, “nhắm mắt chỉ thấy một
chân trời tím ngắt” (Ca khúc Phạm Đình Chương), đầu óc quay cuồng vì
không có đủ dưỡng khí trong phổi.
Mất hồi lâu mới trở lại bình thường, làm một hơi gần hết nửa chai nước Gatorade, tim mới trở lại nhịp đều đặn. Bố khỉ, cứ tưởng mountain bike là "piece of cake", nào ngờ "piece of gân gà" khó nuốt.
Thôi "lỡ cỡi lưng xe đạp (không phải lưng cọp), không thể xuống được nữa. Đành vậy! Sau khi feeling better, hơi thở bình thường trở lại, giờ phải theo đường mòn "già hồ chí minh" mà trở về điểm xuất phát. Lịch sử được lặp lại một lần nữa, đỡ chăng là được một đoạn dài xuống dốc. Đổ dốc cũng không kém phần gay go vì xe lao nhanh như tên bắn, nếu cán phải một hòn đá chỉ cần bằng quả trứng gà là ta có thể "lăng ba vi bộ" bay ra khỏi xe, theo thế Phượng Hoàng Ấp Trứng, người đi đằng người, xe đi đằng xe, ấp trứng mà trúng một bụi Cactus, nói nôm na là “lấy trứng chọi Cactus” khi về nhà vợ nhận không ra. Cặp thắng phải làm việc tối đa, đôi tay phải "nạng nách có chình độ" (lạng lách có trình độ) theo kiểu phát ngôn của các cán bộ cộng sản miền Bắc vào miền Nam năm "bẩy nhăm".
Sau hơn hai tiếng mountain bike, thấm đòn và bèo nhèo như cái mền rách, được ngồi vào xe với máy lạnh mở maximum, có tài xế lái, thật sung sướng cho cái thân còm này. May là về nhà vợ không phải đấm bóp hay massage gì cả, nếu không nàng lại âu yếm “véo lấy tai tôi” một lần nữa thì bỏ bu. Nhưng kìa, nàng đang nhón gót ngọc đến bên, nhẹ nhàng và âu yếm và hỏi: "Anh còn sức làm chuyện kia không?" “Chuyện gì?" Tôi hỏi, đầu óc liên tưởng chuyện kia kia, ấy ấy, chuyện lạc vào chốn thiên thai thì đến Năm Cam cũng chết chứ đừng nói Sáu Cam tui. “Rửa chén chứ chuyện gì". Nàng lạnh lùng buông lời và bước đi.
Ôi thân trai 12 bến nước, trong nhờ, đục... lóng phèn xài lại.
Chú thích của tác giả:
Năm Cam là tay anh chị giang hồ thành phố HCM, 1 thời chọc trời khuấy nước, sau cùng bị công an thành Hồ xử tử hình.
Nguyễn Văn Tới
Mất hồi lâu mới trở lại bình thường, làm một hơi gần hết nửa chai nước Gatorade, tim mới trở lại nhịp đều đặn. Bố khỉ, cứ tưởng mountain bike là "piece of cake", nào ngờ "piece of gân gà" khó nuốt.
Thôi "lỡ cỡi lưng xe đạp (không phải lưng cọp), không thể xuống được nữa. Đành vậy! Sau khi feeling better, hơi thở bình thường trở lại, giờ phải theo đường mòn "già hồ chí minh" mà trở về điểm xuất phát. Lịch sử được lặp lại một lần nữa, đỡ chăng là được một đoạn dài xuống dốc. Đổ dốc cũng không kém phần gay go vì xe lao nhanh như tên bắn, nếu cán phải một hòn đá chỉ cần bằng quả trứng gà là ta có thể "lăng ba vi bộ" bay ra khỏi xe, theo thế Phượng Hoàng Ấp Trứng, người đi đằng người, xe đi đằng xe, ấp trứng mà trúng một bụi Cactus, nói nôm na là “lấy trứng chọi Cactus” khi về nhà vợ nhận không ra. Cặp thắng phải làm việc tối đa, đôi tay phải "nạng nách có chình độ" (lạng lách có trình độ) theo kiểu phát ngôn của các cán bộ cộng sản miền Bắc vào miền Nam năm "bẩy nhăm".
Sau hơn hai tiếng mountain bike, thấm đòn và bèo nhèo như cái mền rách, được ngồi vào xe với máy lạnh mở maximum, có tài xế lái, thật sung sướng cho cái thân còm này. May là về nhà vợ không phải đấm bóp hay massage gì cả, nếu không nàng lại âu yếm “véo lấy tai tôi” một lần nữa thì bỏ bu. Nhưng kìa, nàng đang nhón gót ngọc đến bên, nhẹ nhàng và âu yếm và hỏi: "Anh còn sức làm chuyện kia không?" “Chuyện gì?" Tôi hỏi, đầu óc liên tưởng chuyện kia kia, ấy ấy, chuyện lạc vào chốn thiên thai thì đến Năm Cam cũng chết chứ đừng nói Sáu Cam tui. “Rửa chén chứ chuyện gì". Nàng lạnh lùng buông lời và bước đi.
Ôi thân trai 12 bến nước, trong nhờ, đục... lóng phèn xài lại.
Chú thích của tác giả:
Năm Cam là tay anh chị giang hồ thành phố HCM, 1 thời chọc trời khuấy nước, sau cùng bị công an thành Hồ xử tử hình.
Nguyễn Văn Tới
No comments:
Post a Comment