Xếp hàng cả ngày để mua giày. Nguồn: Zing
Sau status “Từ tiền bạc tới văn hóa” trên Facebook này, một bạn viết comment về chuyện xếp hàng mua giầy: “Xếp
hàng là thể hiện văn minh. Ở những nước giầu thì hàng hiệu đầy đường,
nước nghèo hàng hoá hiếm hoi; muốn mua thì phải xếp hàng, có gì sai?”
Có lẽ nhiều người nghĩ như như thế. Vì vậy có vài dòng này, nghĩ về… chuyện nghĩ đó:
1. Xếp hàng là thể hiện văn minh, nhưng xếp hàng 10 ngày, mỗi ngày điểm danh 3 lẩn để mua một đôi giầy là đẩy cái “văn minh” quá xa, trở thành nô lệ cho những cái vớ vẩn.
Điểm danh ngày ba lần
2.
Đứng đưa tay làm dấu hiệu chiến thắng, chụp hình với đôi giầy, gởi cho
bạn bè, đưa lên facebook: Tuổi trẻ không có gì khác để hãnh diện?
3.
“Nước nghèo”: Thanh thiếu niên nước nghèo không có ưu tiên gì khác hơn
là mua giầy hiệu? Không phải chỉ nghèo, lãnh thổ đang bị cưỡng hiếp, bất
công tràn lan, xã hội băng hoại, tự do bị cướp đoạt, người ta trông chờ
ở tuổi trẻ phản ứng gì khác hơn là nhẫn nhục và kiêu hãnh xếp hàng 10
ngày, để mua một đôi giầy
4.
Xếp hàng là văn minh. Có thực sự là văn minh không, hay chỉ vì sợ công
an, cảnh sát. Biết rằng công an, cảnh sát không tha thứ chuyện lộn xộn,
hỗn loạn ở những khu sang trọng, là nơi các đầy tớ cư ngụ, làm ăn, buôn
bán. Đó là cái cửa kính của chế độ, nhất là đối với du khách. Người Nhật
là vua xếp hàng, nhưng tự nguyện, vì lễ độ. Vì kính trọng người khác,
không cần công an, không sợ điểm danh, mất chỗ.
5.
Ở một nước độc tài, lực lượng an ninh hùng hậu, hữu hiệu, dư sức giữ an
ninh cho mọi người, nhưng cảnh sát, công an chỉ giữ trật tự ở những khu
sang trọng, dinh cơ của đầy tớ. Những nơi khác, dân đen tha hồ đánh
nhau cướp đồ cúng, giết nhau vì một con gà, một tô phở. Công an, cảnh
sát có ưu tiên khác: đàn áp những người đi lề trái, thay vì đi mua giầy,
iPhone mới…
6.
Nghĩ cho cùng, thanh thiếu niên cũng chỉ là nạn nhân. Đám con ông cháu
cha xếp hàng mua giầy vì cuộc đời trống rỗng, ngoài tiền bạc của bố mẹ
ăn cắp được, chẳng có gì để hãnh diện. Càng bi đát hơn, khi thanh niên
phải bỏ ăn ngủ để mua một đôi giầy, bán kiếm lời, ở một xứ, theo thống
kê chính thức, có số thất nghiệp thấp nhất thế giới (2 %), và đất nước
chưa bao giờ tốt đẹp như ngày nay”. Cả một thế hệ vô công rồi nghề, nhìn
cuộc đời trôi qua, không biết làm gì cho hết ngày, cho qua đời.
7.
Nếu sống trong một môi trường tốt, một xã hội tử tế, những thanh thiếu
niên đó, thay vì chầu chực 10 ngày đêm để mua giầy, chắc chắn sẽ làm
những chuyện khác: trau dồi khiến thức, bảo vệ môi trường, chống bất
công, cải thiện xã hội, tranh đấu cho tự do, nhân quyền… Bởi vì trong
bất cứ một người trẻ nào cũng ấp ủ một lý tưởng, một giấc mơ đẹp. Cái
ghê rợn nhất, là người ta đã thành công trong việc gột sạch, xóa bỏ
những cái đẹp trong mỗi người, từ trẻ tới già.
8.
Nhà nước, giáo dục không làm gì để thay đổi tư duy bệ rạc đó, không
phải chỉ vì ngu dốt, thiếu khả năng, vô trách nhiệm. Họ khuyến khích,
huấn luyện, đào tạo một thế hệ như vậy, vì dân càng bệ rạc, độc tài càng
sống lâu. Không có gì lý tưởng hơn đối với độc tài là những đoàn thanh
niên ngủ gà ngủ gật, đứng xếp hàng chờ mua giầy.
9.
10, 11, 12, 13 …Người ta có thể suy nghĩ rất nhiều về một tin vặt. Nói
về một tin vặt, không phải để chỉ trích vài người trẻ, hay chửi bới bâng
quơ cho sướng miệng, nhưng bởi vì nó là hình ảnh lố bịch, tiêu biểu cho
một xã hội băng hoại.
Từ Thức
No comments:
Post a Comment