Linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II đã có thời gian ngắn đoàn tụ với Hoàng thân Philip trong Hầm mộ Hoàng gia, trước khi quan tài cả hai được chuyển đến an táng cạnh người thân.
Hầm mộ Hoàng gia vào thời điểm tang lễ Vua Edward VII năm
1910. Ảnh: Royal Collection Trust.
Công
chúng đã có dịp chứng kiến linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II lần cuối, trước khi
quan tài được hạ xuống Hầm mộ Hoàng gia trong nghi lễ tại Nhà nguyện St.
George.
Dù
vậy, căn hầm nằm sâu 5 m dưới lòng đất, nơi an nghỉ của 24 thành viên hoàng
gia, không phải nơi an nghỉ cuối cùng của cố nữ hoàng. Linh cữu của bà và phu
quân Philip sau đó được chuyển từ Hầm mộ Hoàng gia đến khu Nhà nguyện Tưởng niệm
St. George VI, trong buổi lễ an táng được tổ chức kín giữa các thành viên hoàng
gia.
Nhà
nguyện Tưởng niệm St. George VI cũng là nơi an nghỉ của cha mẹ cố nữ hoàng Anh,
cùng tro cốt em gái, Công chúa Margaret. Việc quan tài Hoàng thân Philip được đặt
tại hầm mộ và chờ đoàn tụ cùng linh cữu nữ hoàng đã được lên kế hoạch từ trước.
Hầm mộ với 200 năm lịch sử
Hầm mộ Hoàng gia được xây dựng sâu bên dưới Nhà nguyện St. George, với độ sâu
khoảng 5 m.
Đây
là căn hầm được lót bằng đá, với kích thước được cho là 8,5 m x 21,3 m. Bên
trong hầm mộ có đủ không gian để chứa 44 linh cữu. 32 cỗ quan tài được xếp lên
các kệ sát tường, trong khi 12 cỗ còn lại sẽ nằm ở chính giữa.
Khi
diễn ra nghi lễ trên sảnh chính, một tấm sàn bên trong nhà nguyện, nơi đặt linh
cữu, sẽ được nâng lên. Sau nghi lễ, quan tài sẽ được hạ xuống thông qua thang
nâng điện. Linh cữu sau đó được di chuyển qua hành lang ngầm dài 15 m trước khi
được các nhân viên đưa vào hầm mộ.
Linh cữu Nữ hoàng Elizabeth II đang
được hạ xuống Hầm mộ Hoàng gia hôm 19/9. Ảnh: Guardian.
Vua
George III đã cho xây dựng Hầm mộ Hoàng gia vào năm 1804. Công trình được hoàn
thành 6 năm sau.
Trong
nhiều thập niên, hầm mộ hoàng gia là nơi an nghỉ tạm thời của các thành viên
hoàng gia trước khi chọn nơi an táng phù hợp. Vua George III là vị quốc vương đầu
tiên được an táng tại hầm mộ vào năm 1820. Trong khi đó, thành viên hoàng gia đầu
tiên dưới vua được an nghỉ tại hầm mộ là Công chúa Amelia, con gái Vua George
III, mất vào năm 1810.
Nhiều câu hỏi về căn hầm
Hầm mộ Hoàng gia là nơi du khách không được tham quan, dù khách vẫn được thăm
Nhà nguyện St. George hay dự các nghi lễ tại đây.
Điều
này khiến nhiều câu hỏi về bên trong hầm mộ vẫn chưa có lời giải đáp, bao gồm
môi trường và không khí bên trong căn hầm liệu có mùi như thế nào khi hài cốt
đã phân rã sau hàng trăm năm.
Theo
Daily Mail, bên trong hầm mộ nhiều khả năng sẽ toát ra một số mùi nhất định, dù
chỉ những người bảo quản căn hầm mới biết được cụ thể. Dù vậy, hoàng gia luôn
có những biện pháp để bảo quản thi hài và làm chậm sự phân hủy.
Khách tham quan đứng trước khu Nhà nguyện Tưởng niệm Vua George VI, nơi an nghỉ cuối cùng của Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: AFP.
Truyền
thống của gia đình hoàng
gia Anh là các quan tài sẽ được lót chì, vì điều này giúp quan tài kín khí,
giúp ngăn hơi ẩm luồn vào bên trong, làm chậm tốc độ phân hủy.
Quan
tài bọc chì kín khí của Công nương Diana được cho là nặng khoảng 250 kg, dù bà
không nằm trong Hầm mộ Hoàng gia. Nhiều người tin rằng quan tài của Hoàng thân
Philip, làm bằng gỗ sồi Anh và lót chì, cũng nặng tương tự.
Việc
bảo quản căn phòng không để xuất hiện mùi sẽ giữ được sự trang trọng mỗi khi tiếp
nhận hay di dời linh cữu. Việc này cũng đảm bảo thuận lợi cho những người làm
công việc bảo quản hầm mộ.
Trong
số các thành viên hoàng gia qua đời gần đây, Công nương Diana không được an
táng trong hầm mộ. Dù vẫn được tổ chức tang lễ hoàng gia, cố công nương không
mang tước vị hoàng gia khi sinh ra, đồng thời bà đã ly hôn với Vua Charles III
vào năm 1992.
Do
đó về lý thuyết, bà Diana không còn là thành viên hoàng gia khi qua đời vào năm
1997. Công nương Diana sau đó được chôn cất tại một hòn đảo nhỏ ở giữa hồ Oval,
bên trong dinh thự Althorp, nơi bà lớn lên.
No comments:
Post a Comment