Là một người chán ngán chiến tranh, tôi vừa
mới trở về từ vùng Trung Đông khói lửa không bao lâu. Chiến tranh Nga-Ukraine
là đề tài mà tôi không bao giờ muốn coi hoặc muốn đọc, nhưng sáng nay, vừa bật
TV lên, trên màn hình TV, cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn luôn là đề tài nóng bỏng
và kéo dài đã gần 8 tháng. Tôi thấy quân đội Nga xài máy bay không người lái tự
sát, suicide drones/ kamikaze drones, tấn công vào thủ đô Kyiv gây cảnh màn trời
chiếu đất, chết chóc, kinh hoàng cho thường dân. Đối với tôi, loại máy bay tự
sát này không lạ lẫm gì, đám dân quân Iraq thân Iran đã tấn công vào căn cứ chúng
tôi năm ngoái, khi đang làm việc ở Iraq. Vì công việc, tôi thường xuyên đến
vùng chiến sự, tôi hiểu nỗi đau của người dân và không bao giờ cổ súy cho chiến
tranh .
Vào dịp lễ Độc Lập tháng 7 năm 2021, trong
trại Al Asad, Iraq, nhóm chúng tôi đến thay ca lúc 00:30, họp chớp nhoáng 30
phút. Ra khỏi phòng họp, chúng tôi cầm ly cà phê về bàn mình ngồi. 01:25, tôi
đang coi emails thì 4 tiếng nổ long trời rất gần làm văn phòng và bàn ghế rung
chuyển, màn hình máy tính rung nhẹ, tai tôi hơi lùng bùng, mọi người đều lao xuống
gầm bàn. Tôi với tay lấy áo giáp, khoác lên người, đội nón bảo vệ lên đầu. Ngay
lập tức, còi báo động vang lên điếc tai, tiếng loa kêu gọi vào hầm trú ẩn.
Chúng tôi đồng loạt lao ra khỏi văn phòng, chạy về hướng bunker, tôi thấy mấy cột
khói cách chỗ chúng tôi chừng hơn 100 feet, không do dự, chúng tôi cúi người
chui vào bên trong. Bên ngoài, tiếng chân lính mình vẫn chạy rầm rập.
Một lát sau, mấy chú lính cho chúng tôi hay
bọn khủng bố dùng máy bay tự sát không người lái, loại nhỏ như đồ chơi, mang
bom tự chế, bay một lần hơn mười chiếc ở độ thấp nên radar của mình không phát
giác được. Vì có tay trong là những người làm việc tạp dịch trong trại chụp
hình gởi ra, nên bọn chúng biết tọa độ và địa điểm khá chính xác. Nửa đêm chúng
bay vào như một đàn chim nhỏ, không phát ra tiếng động lớn cho đến khi lính gác
nghe được tiếng kêu re re trong đêm tối thì đã trễ. Chúng đồng loạt lao xuống tự
sát vào những tòa nhà, những hangars chứa máy bay của chúng tôi, gây thiệt hại
khá nhiều, may mắn không ai chết hoặc bị thương vong.
Sáng hôm sau, trời vừa sáng tỏ, chúng tôi
đi quan sát tình hình. Một hangar chứa máy bay bị hư hại khá nặng và 1 chiếc
máy bay bên trong hư không sửa được, còn chiếc kế bên bị mảnh bom xâm lỗ chỗ. Hai
trái bom khác trật mục tiêu, nổ bên ngoài dọc theo đường băng, một trái nổ sát
bên một nhà kho, gây hư hại nhẹ không đáng kể. Ngay hôm đó, viên thiếu tá chỉ
huy đơn vị, xin một chiếc MWRAP trang bị máy nhiễu sóng túc trực tại chỗ chúng
tôi làm việc, nếu chúng tấn công lần nữa, thiết bị sẽ phá sóng khiến máy bay tự
sát sẽ rớt ngay trước khi bay vào bên trong trại. Từ hôm đó, đi dâu chúng tôi bắt
buộc phải mặc áo giáp, đội nón bảo vệ, dù đi vào phòng ăn cũng phải trang bị
như lính đang ra trận. Ngồi ăn với bộ áo giáp nặng nề, khá bực mình và không
thoải mái chút xíu nào, phải không bạn.
Hôm nay nhìn cảnh tang thương trên màn ảnh,
tôi mới nhớ lại đêm hôm đó, tôi cũng đã trải qua những giờ phút nguy hiểm, cận
kề cái chết. Cái cảm giác lạ lùng lắm, máu chạy rần rật trong huyết quản, người
khỏe và nhanh nhẹn hẳn lên, không biết sợ là gì, có lẽ do chúng tôi thường
xuyên bị tấn công bằng đủ loại đạn pháo, mọc-chê, và róc-két. Chỉ trong một tuần
lễ Độc Lâp, bọn chúng “chào đón” chúng tôi đến 3 lần. Tôi hiểu một người bình
thường sẽ không hình dung ra loại vũ khí này như thế nào nên tôi xin nói qua một
chút về loại vũ khí tự sát này trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, và đây cũng
sẽ là kiểu chiến tranh trong tương lai giữa các nước với nhau:
Nga mua máy bay không người lái Shahed-136
(xin coi hình dưới), còn được gọi là suicide hay kamikaze drones, từ đất nước Iran,
một đồng minh chiến lược của họ vì kho vũ khí của Nga đang cạn kiệt dần. Cả hai
đều có lợi vì Nga cần thêm vũ khí và Iran đang cần tiền vì bị cấm vận. Một chiếc
Shahed giá rẻ mạt chỉ trên dưới $20,000, có GPS và Laser dẫn đường. Nó được
trang bị một đầu đạn (war head) 88 pounds, một động cơ 2 thì chạy xăng pha nhớt,
tương tự loại động cơ nhỏ gắn lên xe gắn máy 2 bánh, tầm bay xa 1500 miles. Lợi
điểm là rẻ, bay thấp tránh radar. Bất lợi là bay hơi chậm và tiếng ồn, gần đến
thì địch đã phát giác, có thể bị bắn hạ.
Chúng dùng chiến thuật giống như chiến thuật
biển người mà quân đội các nước cộng sản vẫn dùng trong Thế Chiến Thứ II và
trong cuộc chiến Việt Nam. Để tấn công một mục tiêu, chúng bay hàng đàn rất
đông lên đến hai ba chục chiếc cùng lao vào tự sát, dù đơn vị phòng thủ có bắn
lên thì cũng không thể nào bắn rớt tất cả đàn. Chỉ cần vài chiếc trúng mục tiêu
là chúng thành công.
Chúng có dàn phóng lưu động gắn sau xe vận
tải, chỉ cần chạy đến bãi bắn, hệ thống thủy lực nâng thùng xe lên, điều chỉnh
tọa độ xong, phóng 5 chiếc, trước và sau cùng bay lên cùng một hướng. Chỉ cần
30 phút là phóng xong một chiếc xe vận tải. Chúng có thể chạy hàng chục xe như
vậy ra chiến trường.
Quân đội Nga đổi tên Shahed thành M412
Geran và luôn chối rằng họ xài vũ khí của Iran. Nhưng trên mảnh vỡ của những
chiếc bị bắn rơi, các phóng viên tìm thấy những hàng chữ in bằng tiếng Farsi,
ngôn ngữ của Iran. Điều này nói lên kho vũ khí Nga đã gần cạn kiệt, nếu chiến
tranh càng kéo dài, họ sẽ thảm bại, vì vậy họ phải cầu viện Iran và Bắc Hàn
thêm vũ khí. Nhiều nhà nghiên cứu về chiến tranh cho hay Nga đang yêu cầu Iran
bán loại máy bay tự sát lớn hơn như Arash II, có thể mang đầu đạn lên đến 200
Kg. so với Shahed chỉ 44 Kg.
Hiện nay, để tự vệ, bên Ukraine đang xài hệ
thống phòng thủ NASAMS (Norwegian Advanced Surface-to-Air Missile System) do
Norway tài trợ, gọi là hệ thống phòng không tầm trung địa đối không, tầm bắn từ
30 Km – 50 Km. Giá khoảng $215 millions/một hệ thống dù là chính xác hơn rất
nhiều, nhưng so ra quá đắt, như dùng dao mổ trâu để giết gà.
Từ đầu cuộc chiến, Ukraine đã sử dụng máy
bay tự sát không người lái của Mỹ như Switchblade-300 do Mỹ viện trợ, loại này
tỏ ra rất hữu hiệu, tiêu diệt cả xe tăng loại tân tiến nhất của Nga. Bây giờ
Nga trả đũa lại bằng Shahed-136 cho có qua có lại, mới toại lòng nhau.
Theo ý tôi, nếu chúng ta viện trợ cho
Ukraine hệ thống C-RAM của Mỹ hay còn gọi là Phalanx Weapon System; hoặc loại
Iron Dome System của Israel, cả hai sẽ hiệu quả hơn và rẻ hơn rất nhiều.
C-RAM (Counter-Rocket, Artillery, and
Mortar) là dàn súng 6 nòng dùng để bắn chặn, viên đạn 20mm, có thể bắn 4,500
viên một phút. Hệ thống này dùng radar và FLIR camera (Forward Looking Infrared)
cho phép người điều khiển thấy, theo dõi và bắn hạ đạn địch cho nổ trên không từ
xa trước khi nó đến gần mục tiêu. Một viên đạn 20mm giá $27, khi bắn một giây
là 75 viên, tốn $2,025. Vẫn rẻ hơn so với dàn hỏa tiễn tầm trung gấp vạn lần.
Chiến tranh càng ngày càng phát triển nhanh
về vũ khí đủ loại và phương tiện cơ giới. Cuộc chiến Nga-Ukraine khác xa rất
nhiều so với cuộc chiến vùng Vịnh (Persian War) và càng khác xa với cuộc chiến
Việt Nam, mà trong đó nhiều người Việt chúng ta đã từng trải qua. Để thắng một
cuộc chiến, ngoài vũ khí, phương tiện, và khoa học kỹ thuật, hai yếu tố quan trọng
nhất là là Chính Nghĩa và Lòng Dân. Lịch sử Việt Nam có nhiều danh tướng như
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt khi thân chinh ra đánh giặc, đã làm
run sợ cả nước lớn như Trung Hoa vì chúng ta có Lòng Dân và Chính Nghĩa.
Hiện nay máy bay không người lái rất phổ biến
trên thế giới, nước nào cũng có thể tự chế tạo được. Nếu con người dùng chúng
cho mục đích thương mại hay nhân đạo như quan sát thời tiết, cứu giúp người bị
nạn ở những nơi hiểm trở khó đến gần, hoặc tuần tra biên giới thì rất hay, còn
dùng cho chiến tranh thì hậu quả thảm khốc như chúng ta đang chứng kiến.
Chiến tranh do tham vọng quyền lực của một
người, một lãnh tụ độc tài hay một chủ nghĩa gây nên thật không hợp với tình
hình thế giới hiện nay khi mà nhân loại đang luôn hướng tới việc chung sống hòa
bình. Vì vậy, tôi luôn cầu mong cho các nước đừng gây tang tóc, khổ đau cho người
dân thêm nữa. Nếu có thể được, tôi cầu xin Thượng Đế trên cao cho cả hai phe
Nga-Ukraine cùng thua, để người dân hai bên cùng thắng.
Nguyễn Văn Tới
Phần phụ lục hình ảnh:
Hệ thống C-RAM của quân đội Mỹ
Cám ơn tác giả đã giải thích rõ về tính năng và tính cách sát thương của loại máy bay tự sát không người lái qua kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong môi trường này ở chiến trường Iraq để giờ đây chia sẻ lại với độc giả.
ReplyDeleteChúc tác giả tìm được niềm vui viết lách trong tuổi về hưu.
NPN
Cám ơn chị "chưởng môn phái NPN" đăng lên cho bà con mình đọc. Có mấy hình "nhạy cảm" trong trại chỗ em làm việc, em không thể đăng lên được, xin bà con thông cảm.
ReplyDelete
ReplyDeletePutin vì tham vọng cá nhân, vì muốn làm sống lại đế chế CS LB Xô Viết, và vì tính tàn bâo của hắn ta nên ra sức múa gậy vườn hoang gây tang tóc cho biết bao sinh mệnh của Nga va Ukraine.
Tại sao thế giới "văn minh" không trừ khử "một tên tàn bạo" để cứu muôn người...như vậy chằng lợi hơn chăng ?
Bắt đầu là. Nguoi dân Nga không trả lời kêu gọi tống động viên
DeleteCám ơn chị Tố Kim chuyển, cám ơn anh Nguyễn Văn Tới, đã cho đoc để học biết thêm một trong những vũ khí sát thương nguy hiểm này .
ReplyDeleteHồng Thúy
Người xưa đã nói " Không có lửa làm sao có khói" phải không. Trong chiến tranh Ukraine cũng vây.
ReplyDeleteTác giả đã kết luận thật đúng: " Nếu Nga và Ukraine thua thì người Dân Ukraine và Dân Nga thặng. Đừng đổ thêm dầu vào lửa đang cháy, Mong thay!
"Chiến tranh do tham vọng quyền lực của một người, một lãnh tụ độc tài hay một chủ nghĩa gây nên thật không hợp với tình hình thế giới hiện nay khi mà nhân loại đang luôn hướng tới việc chung sống hòa bình. Vì vậy, tôi luôn cầu mong cho các nước đừng gây tang tóc, khổ đau cho người dân thêm nữa. Nếu có thể được, tôi cầu xin Thượng Đế trên cao cho cả hai phe Nga-Ukraine cùng thua, để người dân hai bên cùng thắng." Cám ơn các lời chân tình của tác giả Nguyễn Văn Tới
Cám ơn tác giả Nguyễn Văn Tới. Bài viết thật có giá trị. Hỏi thăm sức khỏe anh chị Tố Kim.
ReplyDeleteNG Hùng